Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa? Hướng dẫn soạn thảo? Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa? Hướng dẫn soạn thảo?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa.
Do đó, doanh nghiệp có thể tự xây dựng Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình, đồng thời đảm bảo các yêu cầu pháp luật có liên quan.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa sau đây:
Tải về Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa
Hướng dẫn soạn thảo
Chú thích [1] Là hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên cần thanh lý.
Chú thích [2] Điền tên các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần thanh lý.
Chú thích [3] Ghi các căn cứ khác có liên quan đến việc thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa.
Chú thích [4] Nơi mà các bên lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa.
Chú thích [5] Điền tên Công ty là bên bán trong hợp đồng cần thanh lý.
Chú thích [6] Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi:
Người đại diện theo giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền) số …..(nếu có), CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …… cấp ngày: …../...../….., tại…….
Chú thích [7] Điền tên người đại diện theo pháp luật của bên bán (Bên A)
Chú thích [8] Điền tên Công ty là bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần thanh lý.
Chú thích [9] Điền tên người đại diện theo pháp luật của bên mua (Bên B)
Chú thích [10] Trong trường hợp một trong các bên là cá nhân thì cần ghi các thông tin sau: Họ và tên; Ngày sinh; Số CMND/CCCD/Hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp; Địa chỉ thường trú; Chỗ ở hiện tại; Số điện thoại; Email (nếu có).
Chú thích [11] Các thông tin khác về hàng hóa mà hai bên thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hóa. Ví dụ: Chủng loại, Chất lượng, Tình trạng,…
Chú thích [12] Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt thì ghi rõ số tiền mà bên mua đã thanh toán, thời điểm và phương thức thanh toán.
Lưu ý: Đối với nghĩa vụ thanh toán có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, bên mua phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt (như chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng, .....) để được trừ chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chú thích [13] Ghi cụ thể, đầy đủ những nghĩa vụ còn lại khác mà các bên chưa hoàn thành theo Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Chú thích [14] Hai bên có thể thỏa thuận thêm nội dung dung khác trong biên bản thanh lý nhưng phải phù hợp với thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hóa và không được trái với quy định pháp luật.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa? Hướng dẫn soạn thảo? Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa là văn bản để các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mua bán hàng hóa mà hai bên đã ký kết.
Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 không có quy định về việc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng vẫn sử dụng thuật ngữ thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã được giao kết.
Theo thỏa thuận, hai bên hoàn toàn có thể quyết định thời điểm thanh lý hợp đồng, kể cả khi nghĩa vụ chưa hoàn thành(*).
(*) Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Mục đích của việc lập biên bản thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa:
(1) Giúp cho các bên xác định lại những quyền và nghĩa vụ đã thực hiện, nghĩa vụ còn tồn động theo thỏa thuận trong hợp đồng và hậu quả của việc đó là gì.
Theo đó, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực.
(2) Giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
(3) Các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng mua bán hết hiệu lực.
Việc chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng được quy định như thế nào?
A. Về Chấm dứt hợp đồng: Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015:
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
(1) Hợp đồng đã được hoàn thành;
(2) Theo thỏa thuận của các bên;
(3) Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
(4) Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
(5) Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
(6) Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
(7) Trường hợp khác do luật quy định.
B. Về Hủy bỏ hợp đồng: Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015:
(1) Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
- Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
- Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
- Trường hợp khác do luật quy định.
(2) Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
(3) Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- VSDC quản lý tiền của Thành viên đóng góp vào Quỹ hỗ trợ thanh toán thông qua tài khoản tiền gửi đúng không?
- Áp dụng tương tự pháp luật là gì? Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như thế nào trong dân sự?
- Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán nào? Công ty quản lý quỹ được đầu tư hợp đồng quyền chọn khi nào?
- Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương hay địa phương? Ai quyết định dự toán chi đầu tư phát triển?
- Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những hoạt động nào?