Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
- Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
- Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường do cơ quan nào thực hiện?
- Hoạt động xây dựng danh mục nhiệm vụ môi trường được quy định ra sao?
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất hiện nay là mẫu B4.BBMHS-NVMT ban hành kèm theo Thông tư 10/2024/TT-BNNPTNT.
Tải về Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất? (Hình từ Internet)
Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BNNPTNT) như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm phù hợp nhất thực hiện nhiệm vụ môi trường theo đặt hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua xem xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn.
2. Giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tổ chức, cá nhân có năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để giao thực hiện nhiệm vụ môi trường.
3. Phương thức họp trực tuyến của hội đồng tư vấn (tuyển chọn, giao trực tiếp, nghiệm thu nhiệm vụ môi trường) là phương thức họp thông qua giải pháp công nghệ hỗ trợ các thành viên hội đồng và các đại biểu tham dự ở những địa điểm, vị trí địa lý khác nhau có thể thực hiện các nhiệm vụ của hội đồng.
Theo đó, việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Cụ thể:
- Đối với việc tuyển chọn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xác định tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm phù hợp nhất thực hiện nhiệm vụ môi trường theo đặt hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua xem xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn.
- Và việc giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tổ chức, cá nhân có năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để giao thực hiện nhiệm vụ môi trường.
Hoạt động xây dựng danh mục nhiệm vụ môi trường được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BNNPTNT) quy định về việc xây dựng danh mục nhiệm vụ môi trường như sau:
(1) Định kỳ trong quý I hằng năm hoặc đột xuất, căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2016/TT-BNNPTNT, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thừa lệnh Bộ trưởng thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân về đề xuất đặt hàng nhiệm vụ môi trường cho kế hoạch năm tiếp theo và đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(2) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, căn cứ thông báo của Bộ và quy định tại mục (1), đề xuất nhiệm vụ môi trường gửi về Bộ (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính. Văn bản đề xuất theo mẫu B1.PĐX-NVMT. Tải
(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đề xuất nhiệm vụ môi trường, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp, rà soát và lập danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường.
(4) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành danh mục đề xuất nhiệm vụ môi trường, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ thành lập hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ môi trường.
(5) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ môi trường, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức họp Hội đồng để tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ môi trường thực hiện từ năm tiếp theo. Thành phần, phương thức và nguyên tắc làm việc của Hội đồng theo quy định tại mục (7), (8), (9).
(6) Trên cơ sở kết quả làm việc của Hội đồng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ phê duyệt danh mục nhiệm vụ môi trường.
(7) Thành phần Hội đồng:
Hội đồng tư vấn danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường có 07 hoặc 09 thành viên là đại diện cơ quan đơn vị có liên quan thuộc Bộ và các chuyên gia. Hội đồng gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên;
Đối với các nhiệm vụ môi trường phức tạp hoặc đặc thù, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ quyết định số lượng thành viên và thành phần Hội đồng.
(8) Phương thức làm việc của Hội đồng:
- Phiên họp Hội đồng tư vấn được tổ chức bằng một trong các phương thức sau: trực tiếp, trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến;
- Phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự theo Quyết định thành lập Hội đồng, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch được ủy quyền (trường hợp Chủ tịch không tham dự) và ủy viên thư ký. Giấy ủy quyền theo mẫu B4.3.GUQ-NVMT tải.
(9) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ; chịu trách nhiệm cá nhân về tính trung thực, khách quan, chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng. Các ý kiến kết luận của Hội đồng được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng đồng ý bằng hình thức biểu quyết theo mẫu B4.1.PĐX-NVMT tải và mẫu B.4.1a-BBKP-NVMT tải;
- Hội đồng thảo luận, thống nhất: tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến, phương thức thực hiện và thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ môi trường tại mẫu B4.2.BBH-NVMT tải Biên bản họp hội đồng tư vấn danh mục nhiệm vụ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?