Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng? Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thế nào?
Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng là gì?
Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng là một tài liệu quan trọng được lập sau khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn trong quá trình xây dựng. Đây là văn bản ghi chép chi tiết và chính thức về các thông tin, nguyên nhân, mức độ thiệt hại và các yếu tố liên quan đến sự cố tại địa điểm xảy ra.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng? Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng thế nào? (Hình từ Internet)
Tải về Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng?
Căn cứ theo Điều 47 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ sự cố công trình xây dựng
Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố bao gồm các nội dung sau:
1. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố với các nội dung: Tên công trình, hạng mục công trình xảy ra sự cố; địa điểm xây dựng công trình, thời điểm xảy ra sự cố, mô tả sơ bộ và diễn biến sự cố; tình trạng công trình khi xảy ra sự cố; sơ bộ về tình hình thiệt hại về người và tài sản; sơ bộ về nguyên nhân sự cố.
2. Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.
3. Hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố.
4. Các tài liệu liên quan đến quá trình giải quyết sự cố.
Theo đó, hồ sơ sự cố công trình xây dựng bao gồm biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng.
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 06/2021/NĐ-CP không quy định cụ thể Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng.
Có thể tham khảo Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Việc giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Theo Điều 46 Nghị định 06/2021/NĐ-CP việc giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng được quy định như sau:
(1) Thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố trên địa bàn;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao.
(2) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố. Tổ điều tra sự cố bao gồm đại diện các đơn vị của cơ quan chủ trì giải quyết sự cố, các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến sự cố. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố chỉ định tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục.
(3) Nội dung thực hiện giám định nguyên nhân sự cố:
- Thu thập hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn để xác định nguyên nhân sự cố;
- Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố;
- Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
- Lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, bao gồm: Báo cáo giám định nguyên nhân sự cố và các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện giám định nguyên nhân sự cố.
(4) Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
- Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng có liên quan;
- Trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng. Sau khi có kết quả giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm thì tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng phải có trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố. Trường hợp sự cố công trình xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?