Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất thuộc địa phương quản lý được thực hiện ra sao?
- Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công mới nhất?
- Việc tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công thuộc địa phương quản lý được thực hiện như thế nào?
- Việc lập, tổng hợp, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất là tài sản công có thể được thực hiện thành nhiều đợt không?
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công mới nhất?
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công mới nhất hiện nay là Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 03/2025/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công mới nhất.
Việc tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công thuộc địa phương quản lý được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 03/2025/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 03/2025/NĐ-CP đồng thời là cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng nhà, đất.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Tài chính lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương quản lý, sử dụng (bao gồm cả nhà đất trên địa bàn địa phương khác) thì căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì kiểm tra hiện hiện trạng hoặc giao cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Việc giao cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng được thực hiện bằng văn bản và gửi đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan để biết, phối hợp, thực hiện.
Theo đó, việc tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý được thực hiện như sau:
(1) Trường hợp cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng đồng thời là cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thì việc kiểm tra hiện trạng nhà đất được thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền lập phương án nhận được Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất (trong trường hợp có cơ quan tổng hợp) hoặc Báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất (trong trường hợp không có cơ quan tổng hợp);
(2) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan tổng hợp) chủ trì kiểm tra hiện trạng nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thì cơ quan tổng hợp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng và gửi Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất cùng với Báo cáo tổng hợp đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tới cơ quan có thẩm quyền lập phương án;
(3) Cơ quan chủ trì kiểm tra hiện trạng phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương thực hiện kiểm tra hiện trạng nhà đất;
Việc kiểm tra hiện trạng nhà, đất được lập thành Biên bản đối với từng cơ sở nhà, đất theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 03/2025/NĐ-CP; Tải về
(4) Đối với nhà đất trên địa bàn địa phương khác thì việc kiểm tra hiện trạng sử dụng nhà, đất thực hiện tương tự quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 03/2025/NĐ-CP.
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà đất là tài sản công mới nhất? Tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà đất thuộc địa phương quản lý được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Việc lập, tổng hợp, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất là tài sản công có thể được thực hiện thành nhiều đợt không?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 4 Nghị định 03/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
...
3. Cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được quy định như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cơ quan trung ương của các tổ chức (tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội), Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) giao cơ quan quản lý tài sản công của bộ, cơ quan trung ương quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hoặc các cơ quan, đơn vị khác thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương lập, điều chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao cho Sở Tài chính lập, điều chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (bao gồm cả nhà, đất trên địa bàn địa phương khác) thuộc phạm vi quản lý của địa phương hoặc giao cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập, điều chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (bao gồm cả nhà, đất trên địa bàn địa phương khác) thuộc phạm vi quản lý.
4. Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của bộ, cơ quan trung ương được lập đối với các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của địa phương được lập theo từng sở, ban, ngành cấp tỉnh, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
5. Căn cứ tình hình thực tế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, việc lập, tổng hợp, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất có thể được thực hiện thành nhiều đợt.
Như vậy, việc lập, tổng hợp, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất có thể được thực hiện thành nhiều đợt căn cứ tình hình thực tế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị luận về thói quen trì hoãn công việc ngắn gọn? Nghị luận về thói quen trì hoãn công việc dàn ý? Nhiệm vụ của học sinh?
- Thông tư 64/2024/TT-NHNN quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng ra sao?
- Quyết định 11/QĐ-TANDTC về Kế hoạch thanh tra năm 2025? Nội dung thanh tra năm 2025 như thế nào?
- Hướng dẫn cách sử dụng DeepSeek chi tiết? Sử dụng DeepSeek trên máy tính và điện thoại như thế nào?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên, ngạch thanh tra viên chính, ngạch thanh tra viên cao cấp từ 10/2/2025 ra sao?