Mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Nhà nước mới nhất? Tiến hành thương lượng việc bồi thường này do ai chịu trách nhiệm thực hiện?
Mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 08/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về Biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Nhà nước mới nhất tại đây: tải về.
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 08/BTNN:
(1) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó. Trường hợp các bên thỏa thuận thì địa điểm theo sự thỏa thuận của các bên.
(2) Liệt kê các biên bản thương lượng (ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản).
(3) Ghi tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(4) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Mục này ghi thành phần tham gia buổi làm việc tại thời điểm lập biên bản.
(6) Ghi nhận lại nội dung của các biên bản thương lượng.
(7) Ghi rõ kết quả thương lượng giải quyết bồi thường: thương lượng thành hoặc thương lượng không thành những nội dung nào. Kết quả cuối cùng là thương lượng thành hay thương lượng không thành.
Tiến hành thương lượng việc bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Tiến hành thương lượng việc bồi thường Nhà nước do ai chịu trách nhiệm thực hiện?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường
1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.
3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, tiến hành thương lượng việc bồi thường Nhà nước do cơ quan giải quyết bồi thường chịu trách nhiệm thực hiện.
Thương lượng việc bồi thường Nhà nước được tiến hành khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Thương lượng việc bồi thường
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.
Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
2. Việc thương lượng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đều bình đẳng trong quá trình thương lượng;
b) Bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng;
c) Nội dung thương lượng, kết quả thương lượng về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường phải phù hợp với quy định của Luật này.
...
Như vậy, thương lương việc bồi thường Nhà nước được tiến hành trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại do cơ quan giải quyết bồi thường chịu trách nhiệm thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành.
Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.
Những ai phải tham gia thương lượng việc bồi thường Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Thương lượng việc bồi thường
...
3. Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường;
c) Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;
d) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
đ) Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;
e) Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.
...
Theo đó, những người phải tham gia thương lương việc bồi thường Nhà nước gồm:
- Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
- Người giải quyết bồi thường;
- Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;
- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
- Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;
- Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu tờ khai tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho dân quân tự vệ mới nhất? Tải về?
- Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED được lập để làm gì? Thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED là căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng nào?