Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm năm học 2023-2024? Những nội dung nào cần có trong biên bản họp phụ huynh cuối năm?
Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm năm học 2023-2024?
Dưới đây là một số mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm năm học 2023-2024 dành cho giáo viên tham khảo:
(1) Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm năm học 2023-2024 số 01
(2) Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm năm học 2023-2024 số 02
(3) Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm năm học 2023-2024 số 03
Mẫu biên bản họp phụ huynh cuối năm năm học 2023-2024? Những nội dung nào cần có trong biên bản họp phụ huynh cuối năm? (HÌnh từ Internet)
Những nội dung nào cần có trong biên bản họp phụ huynh cuối năm?
Thông thường thi biên bản họp phụ huynh cuối năm học 2023-2024 cần phải có nội dung như sau:
- Thành phần tham dự cuộc họp
- Nội dung, thông tin của biên bản họp phụ huynh đầu năm
+ Tuyên bố lý do cuộc họp:
+ Nhận xét, đánh giá chung:
++ Ưu điểm
++ Khuyết điểm
++ Kết quả đạt được:….
+++ Số lượng: … HS, duy trì : …/…
+++ Chất lượng: ……......................................................................
+++ Kết quả xét thi đua, khen thưởng cuối năm học: ……............
+ Trưởng ban đại diện CMHS báo cáo kết quả chương trình hoạt động của Ban ĐDCMHS trường năm học 2023-2024
+ Báo cáo kết quả thu chi các khoản theo quy định và khoản thu chi theo thỏa thuận, vận động tài trợ năm học 2023.-2024
- Ý kiến của phụ huynh
- Kết luận cuộc họp
- Thời gian kết thúc cuộc họp
- Giáo viên chủ nhiệm và Thư ký cùng ký tên vào cuối văn bản.
Một năm học họp phụ huynh bao nhiêu lần?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định họp phụ huynh như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
Theo như quy định trên, trong một năm học sẽ tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần, cụ thể:
- Họp phụ huynh vào đầu năm
- Họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ một
- Họp phụ huynh khi kết thúc năm học
Đồng thời nếu có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu thi tổ chức cuộc họp bất thường.
Học sinh các cấp có quyền như thế nào?
Đối với học sinh tiểu học
Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh tiểu học như sau:
- Được học tập
+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.
- Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.
- Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với học sinh trung học
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh trung học như sau:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt lớp 4? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 4?