Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất 2024?
Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất 2024?
Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, có những thời điểm doanh nghiệp cần phải tạm ngừng kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau. Khi đó, việc lập mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là bước cần thiết để đảm bảo quá trình tạm ngừng này diễn ra hợp pháp và đúng quy định.
Vậy, "Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp" mới nhất có những yêu cầu và nội dung gì cần lưu ý?
Dưới đây là mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------ BIÊN BẢN CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN ( V/v tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp) Tại trụ sở: ......................................................... Mã số doanh nghiệp: ......................................................... Địa chỉ trụ sở chính: ......................................................... CÔNG TY TNHH .........................................................tổ chức họp theo sự triệu tập của Chủ tịch Hội đồng thành viên là Ông/Bà .......................................................... Chủ tọa cuộc họp: Ông/Bà ......................................................... Thư ký cuộc họp: Ông/Bà ......................................................... Thời gian tiến hành cuộc họp bắt đầu từ .......h......ph ngày.......tháng......năm 20...... tại địa chỉ trụ sở chính của Công ty Thành viên tham dự họp, nắm giữ 100% tổng vốn điều lệ, gồm: -Ông/Bà:.........................................................Chức vụ: thành viên công ty góp ................................VNĐ(................................VNĐ) ...........% phần vốn góp có quyền biểu quyết theo giấy chứng nhận góp vốn số ........./GCNVG ngày ......./...../20.....; -Ông/Bà: .........................Chức vụ: thành viên công ty góp ....................... VNĐ(Ba trăm triệu đồng VNĐ) ........................% phần vốn góp có quyền biểu quyết theo giấy chứng nhận góp vốn số 02/GCNVG ngày ......./......../20.......; Các thành viên dự họp chiếm 100% số vốn góp có quyền biểu quyết của công ty tương đương với 100.000 phiếu biểu quyết. Nội dung của cuộc họp: Thảo luận thông qua Quyết định tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Xem thêm... >> Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp: Tải về |
*Lưu ý: Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp!
Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp mới nhất? (Hình ảnh Internet)
Thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có được triệu tập họp Hội đồng thành viên không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về triệu tập họp Hội đồng thành viên như sau:
Triệu tập họp Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của Luật này. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.
Đồng thời, căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022) quy định:
Quyền của thành viên công ty
...
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
...
3. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Thành viên đó thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Thành viên đó đã có yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập họp Hội đồng thành viên;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng thành viên nhận được yêu cầu mà không tiến hành triệu tập họp Hội đồng thành viên.
Thành viên góp vốn công ty hợp danh có được quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên hay không?
Căn cứ Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về triệu tập họp Hội đồng thành viên như sau:
Triệu tập họp Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên.
2. Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định. Thông báo mời họp phải nêu rõ mục đích, yêu cầu và nội dung họp, chương trình và địa điểm họp, tên thành viên yêu cầu triệu tập họp.
Các tài liệu thảo luận được sử dụng để quyết định các vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 182 của Luật này phải được gửi trước đến tất cả thành viên; thời hạn gửi trước do Điều lệ công ty quy định.
3. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;
b) Thời gian, địa điểm họp;
c) Mục đích, chương trình và nội dung họp;
d) Họ, tên chủ tọa, thành viên dự họp;
đ) Ý kiến của thành viên dự họp;
e) Nghị quyết, quyết định được thông qua, số thành viên tán thành, không tán thành, không có ý kiến và nội dung cơ bản của nghị quyết, quyết định đó;
g) Họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.
Theo quy định trên, người có quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên hợp danh khác.
Do đó, thành viên góp vốn công ty hợp danh không được quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?