Mẫu Biên bản điều tra sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng hiện nay sử dụng theo mẫu nào?
Mẫu Biên bản điều tra sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu nào?
Mẫu Biên bản điều tra sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng hiện nay sử dụng theo mẫu tại Phụ lục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Tải về mẫu Biên bản điều tra sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng mới nhất hiện nay tại đây.
Điều tra sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng (Hình từ Internet)
Khi có sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng thì xử lý như thế nào?
Khi có sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng thì xử lý được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình ở cấp ngành - địa phương và cấp thống nhất quản lí nhà nước.
...
4.4. Báo cáo sự cố kĩ thuật nghiêm trọng hoặc sụp đổ công trình. Khi có sự cố hư hỏng hoặc đã xẩy ra sụp đổ công trình hoặc bộ phận công trình, đơn vị thi công và Ban quản lí công trình phải báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp và báo cáo cho cơ quan quản lí chất lượng cấp Ngành -địa phưong. Thời gian gửi báo cáo không được chậm hơn 24 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố. Sự cố kĩ thuật phải được giữ nguyên hiện trạng cho tới khi có đại diện cơ quan giám định có thẩm quyền đến làm việc. Trường hợp còn có thể xẩy ra nguy hiểm thì phải thực hiện biện pháp chống đỡ. Phải có biện pháp ngăn ngừa mọi người đến gần nơi nguy hiểm. Sự cố kĩ thuật phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo mẫu ở phụ lục 7 và được khai báo theo mẫu ở phụ lục Cơ quan giám định tiến hành điều tra sự cố kĩ thuật và lập biên bản theo mẫu ở phụ lục 6.
4.5. Trường hợp sự cố hư hỏng, sụp đổ công trình do thiên tai (động đất, bão lụt), chủ công trình được tự thu dọn, khắc phục hậu quả sau khi đã ghi chép đầy đủ hoặc chụp ảnh hiện trạng. Hàng quý, năm, các cơ quan chủ quản phải thống kê báo cáo những sự cố kĩ thuật của Ngành cho Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước theo mẫu ở phụ lục 8.
...
Theo quy định trên, báo cáo sự cố kĩ thuật nghiêm trọng hoặc sụp đổ công trình. Khi có sự cố hư hỏng hoặc đã xẩy ra sụp đổ công trình hoặc bộ phận công trình, đơn vị thi công và Ban quản lí công trình phải báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp và báo cáo cho cơ quan quản lí chất lượng cấp Ngành - địa phưong.
Thời gian gửi báo cáo không được chậm hơn 24 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố. Sự cố kĩ thuật phải được giữ nguyên hiện trạng cho tới khi có đại diện cơ quan giám định có thẩm quyền đến làm việc.
Trường hợp còn có thể xẩy ra nguy hiểm thì phải thực hiện biện pháp chống đỡ. Phải có biện pháp ngăn ngừa mọi người đến gần nơi nguy hiểm. Sự cố kĩ thuật phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo mẫu ở phụ lục 7 và được khai báo theo mẫu ở phụ lục Cơ quan giám định tiến hành điều tra sự cố kĩ thuật và lập biên bản theo mẫu ở phụ lục 6.
Trường hợp sự cố hư hỏng, sụp đổ công trình do thiên tai (động đất, bão lụt), chủ công trình được tự thu dọn, khắc phục hậu quả sau khi đã ghi chép đầy đủ hoặc chụp ảnh hiện trạng.
Hàng quý, năm, các cơ quan chủ quản phải thống kê báo cáo những sự cố kĩ thuật của Ngành cho Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước theo mẫu ở phụ lục 8.
Đối tượng giám định sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng gồm những đối tượng nào?
Đối tượng giám định sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng được quy định tại tiểu mục 4.6 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình ở cấp ngành - địa phương và cấp thống nhất quản lí nhà nước.
...
4.6. Đối tượng giám định sự cố kĩ thuật bao gồm:
- Những hư hỏng xuất hiện trên các bộ phận chịu lực chủ yếu có nguy cơ sụp đổ dẫn đến thiệt hại về người hoặc tài sản đáng kể;
- Những công trình đang sử dụng những trang thiết bị về phòng cháy, phòng nổ, biện pháp an toàn, bảo vệ môi trường, vệ sinh công nghiệp không có hoặc có ở mức không đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ hoặc đang gây ra thiệt hại cho người và tài sản;
- Những công trình hoặc bộ phận công trình mới bị sụp đổ gây tai nạn hoặc thiệt hại đáng kể;
...
Như vậy, đối tượng giám định sự cố kĩ thuật xây dựng đối với công trình xây dựng gồm:
- Những hư hỏng xuất hiện trên các bộ phận chịu lực chủ yếu có nguy cơ sụp đổ dẫn đến thiệt hại về người hoặc tài sản đáng kể;
- Những công trình đang sử dụng những trang thiết bị về phòng cháy, phòng nổ, biện pháp an toàn, bảo vệ môi trường, vệ sinh công nghiệp không có hoặc có ở mức không đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ hoặc đang gây ra thiệt hại cho người và tài sản;
- Những công trình hoặc bộ phận công trình mới bị sụp đổ gây tai nạn hoặc thiệt hại đáng kể.
Tải về các mẫu Bản khai báo, Biên bản, Nội dung sổ ghi và Biểu báo cáo thống kê sự cố kĩ thuật của công trình xây dựng tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là gì? Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm những nội dung chính nào?
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?