Mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty? Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản công ty được lưu giữ ở đâu?
Mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
Trong đó:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Hiện tại, không có văn bản nào quy định cụ thể về Mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty. Quý công ty có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty - Mẫu 1
TẢI VỀ Mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty - Mẫu 2
>> Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê tài sản cuối năm của doanh nghiệp?
>> Tải mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất ở đâu?
Mẫu biên bản bàn giao tài sản công ty? (Hình từ Internet)
Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản công ty được lưu giữ ở đâu?
Việc lưu giữ tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản công ty được quy định tại Điều 11 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp
1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:
a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; giấy phép và giấy chứng nhận khác;
c) Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;
d) Phiếu biểu quyết, biên bản kiểm phiếu, biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; các quyết định của doanh nghiệp;
đ) Bản cáo bạch để chào bán hoặc niêm yết chứng khoán;
e) Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán;
g) Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm.
2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tùy vào từng loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản công ty.
Cũng theo quy định trên thì doanh nghiệp phải lưu giữ tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản công ty tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Có được xử lý kỷ luật sa thải khi người lao động trộm cắp tài sản công ty?
Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Theo đó, trường hợp người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc thì người sử dụng lao động được quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
Như vậy, nếu người lao động có hành vi trộm cắp tài sản công ty thì công ty hoàn toàn có quyền sa thải người lao động này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đèn vàng nhấp nháy có được đi không? Lỗi vượt đèn vàng xe máy bị phạt bao nhiêu tiền từ năm 2025?
- Ngày 18 tháng 1 là ngày gì? Ngày 18 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 18 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre là ngày 17 tháng 1 phải không? Tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre thế nào?
- Chi 50% tiền thưởng theo Nghị định 73 để khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức nào tại Nghị định 178 khi sắp xếp bộ máy?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng hàng năm dùng cho các cơ sở sản xuất trong ngành nhựa mới nhất?