Mẫu báo cáo xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước mới nhất? Xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Mẫu báo cáo xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 07/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về mẫu báo cáo xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu báo cáo xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước mới nhất tải về.
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 07/BTNN:
(1) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(2) Ghi thông tin người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(3) Ghi tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(4) Ghi họ tên, chức vụ, tên đơn vị công tác của người tham gia xác minh thiệt hại của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính có thẩm quyền (nếu có).
(5) Ghi theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(6) Ghi nội dung thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường
1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.
3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước là trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường.
Xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Xác minh thiệt hại
1. Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh các thiệt hại được yêu cầu trong hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại, đề nghị định giá tài sản, giám định thiệt hại hoặc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.
4. Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan giải quyết bồi thường có thể đề nghị đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tài chính có thẩm quyền tham gia vào việc xác minh thiệt hại.
5. Chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, xác minh thiệt hại trong bồi thường Nhà nước được thực hiện như sau:
- Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh các thiệt hại được yêu cầu trong hồ sơ. Trong trường hợp cần thiết, người giải quyết bồi thường có thể yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức khác có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc xác minh thiệt hại, đề nghị định giá tài sản, giám định thiệt hại hoặc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại, mức bồi thường.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Thời hạn xác minh thiệt hại có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại làm căn cứ để thương lượng việc bồi thường.
- Trong trường hợp vụ việc phức tạp, cơ quan giải quyết bồi thường có thể đề nghị đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan tài chính có thẩm quyền tham gia vào việc xác minh thiệt hại.
- Chi phí định giá tài sản, giám định thiệt hại được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cúng đầu năm là gì? Tại sao cúng đầu năm? Thời điểm cúng đầu năm là mấy giờ? Mùng 1 Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải ngày lễ lớn?
- Mẫu Thông báo làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ của công ty? Shipper đi làm thêm ngày Tết thì hưởng lương như thế nào?
- Câu đối Tết 4 chữ, 7 chữ? Mẫu câu đối Tết Ất tỵ hay, ý nghĩa? Tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất tỵ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Tội phản bội Tổ quốc bị xử lý như thế nào? Người chuẩn bị phạm tội phản bội Tổ quốc có bị phạt tù không?
- Lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch? Lời chúc ông bà ngắn gọn? Nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà của con cháu?