Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho năm tài chính mới nhất theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT?
Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho năm tài chính mới nhất theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT?
Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho năm tài chính mới nhất hiện nay sẽ áp dụng theo mẫu B.III.3 tại Phụ lục B Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT.
Theo đó, mẫu Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho năm tài chính mới nhất sẽ bắt đầu áp dụng từ 15/02/2024.
Tải về Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho năm tài chính mới nhất theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư thực hiện ra sao?
Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 83 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và Điều 73 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Chế độ báo cáo của nhà đầu tư được hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận hoặc cấp phép theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải gửi thông báo bằng văn bản về việc thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài kèm theo bản sao văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Định kỳ hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư gửi báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư kèm theo báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo quy định trên, nhà đầu tư phải thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Lưu ý:
Báo cáo trên được thực hiện bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu liên quan đến công tác quản lý nhà nước hoặc những vấn đề phát sinh liên quan đến dự án đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định sẽ bị xử lý như sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản nhắc nhở nếu vi phạm lần đầu;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
- Công khai các vi phạm trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Chủ thể nào có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư 2020 có hướng dẫn thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thuộc về 02 chủ thể sau:
(1) Quốc hội
Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
[1] Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
[2] Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
(2) Thủ tướng Chính phủ
Trừ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
[1] Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
[2] Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp chấp thuận của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?