Mẫu báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất là mẫu nào?
- Mẫu báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất là mẫu nào?
- Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được thống kê thành đất gì?
- Cơ quan nào sẽ phải có trách nhiệm báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Mẫu báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất là mẫu nào?
Mẫu báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất là mẫu tại Phụ lục XIV được ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất tại đây.
Mẫu báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất trồng lúa mới nhất là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được thống kê thành đất gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
1. Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa
a) Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt năm 2018;
b) Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;
c) Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;
d) Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;
đ) Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;
e) Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.
2. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định này được thống kê là đất trồng lúa.
Như vậy, đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định 112/2024/NĐ-CP sẽ được thống kê là đất trồng lúa.
Cơ quan nào sẽ phải có trách nhiệm báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm thi hành
...
2. Bộ Tài chính:
Cân đối, bố trí nguồn ngân sách trung ương chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương sản xuất lúa theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong từng kỳ trung hạn để hỗ trợ địa phương sản xuất lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về đầu tư công.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; cân đối, bố trí vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất chất lượng cao theo quy định tại Nghị định này;
b) Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt;
c) Phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao tại địa phương;
d) Tổ chức xây dựng, thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định tại Nghị định này;
đ) Quản lý và quy định việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa;
e) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thẩm định, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động theo thẩm quyền tại Nghị định này;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thực hiện đánh giá, công bố: tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng và cải tạo đất trồng lúa;
h) Hằng năm trước ngày 20 tháng 12 gửi báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Như vậy, hằng năm trước ngày 20 tháng 12 Ủy ban nhân dân, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương sẽ phải có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?