Mẫu Báo cáo APA thường niên đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết? Thông tin tại Báo cáo APA thường niên sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ khi nào?
- Mẫu Báo cáo APA thường niên đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là mẫu nào? Có cần gửi kèm Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Thông tin tại Báo cáo APA thường niên sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ khi nào?
- Việc doanh nghiệp có giao dịch liên kết để có lỗi trọng yếu trong báo cáo APA thường niên thì APA có bị hủy bỏ không?
Mẫu Báo cáo APA thường niên đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là mẫu nào? Có cần gửi kèm Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Mẫu Báo cáo APA thường niên đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là Mẫu số 04/APA-BC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Tải về Mẫu Báo cáo APA thường niên đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Người nộp thuế khi nộp Báo cáo APA thường niên có phải nộp kèm theo Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
Theo đó, người nộp thuế áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế kê khai Báo cáo APA thường niên cho từng năm tính thuế trong giai đoạn hiệu lực của APA đã ký kết theo Mẫu số 04/APA-BC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP cùng các tài liệu thuyết minh và nộp kèm theo Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hay nói cách khác, người nộp thuế khi nộp Báo cáo APA thường niên phải nộp kèm theo Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Thông tin tại Báo cáo APA thường niên sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ khi nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 45/2021/TT-BTC bảo mật thông tin:
Bảo mật thông tin
1. Cơ quan thuế, người nộp thuế và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm bảo mật thông tin, dữ liệu được sử dụng trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ APA theo quy định về bảo mật thông tin người nộp thuế tại Điều 99 Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành và Hiệp định thuế có liên quan.
2/ Trường hợp hồ sơ APA bị dừng đàm phán, bị rút đơn, bị hủy bỏ hoặc bị thu hồi thì các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp tại hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức, giải trình theo yêu cầu, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ hay chứng từ để phục vụ các mục đích kiểm tra, thanh tra hay ấn định thuế đối với người nộp thuế.
Trường hợp các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp là các thông tin, dữ liệu đã được người nộp thuế công khai thì cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Như vậy, trong trường hợp hồ sơ APA bị dừng đàm phán, bị rút đơn, bị hủy bỏ hoặc bị thu hồi thì các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp tại hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức, giải trình theo yêu cầu, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ hay chứng từ để phục vụ các mục đích kiểm tra, thanh tra hay ấn định thuế đối với người nộp thuế.
Thông tin tại Báo cáo APA thường niên sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ khi nào? (Hình từ Internet)
Việc doanh nghiệp có giao dịch liên kết để có lỗi trọng yếu trong báo cáo APA thường niên thì APA có bị hủy bỏ không?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 41 Nghị định 126/2020/NĐ-CP việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
...
10. Hủy bỏ APA
a) APA có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau: Người nộp thuế hay bất kỳ bên liên kết nào liên quan tới giao dịch liên kết không tuân thủ theo các điều khoản và điều kiện của APA; người nộp thuế có sai sót hoặc có lỗi trọng yếu trong hồ sơ đề nghị áp dụng APA, báo cáo APA thường niên, báo cáo đột xuất; người nộp thuế không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu của báo cáo APA thường niên hoặc thông tin, tài liệu và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thuế; người nộp thuế và cơ quan thuế không thống nhất được kết luận việc sửa đổi APA; cơ quan thuế đối tác đề nghị hủy bỏ APA và được Bộ Tài chính chấp thuận; người nộp thuế nộp hồ sơ xin hủy bỏ APA với lý do hợp lý.
b) Trường hợp APA bị hủy bỏ, Tổng cục Thuế ban hành văn bản thông báo về việc hủy bỏ APA trong đó nêu rõ lý do hủy bỏ và ngày hiệu lực của việc hủy bỏ APA. Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế phát sinh từ giao dịch được đề cập tại APA bị hủy bỏ theo quy định hiện hành về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho mục đích khai thuế kể từ ngày việc hủy bỏ có hiệu lực.
Như vậy, APA có thể bị hủy bỏ trong trường hợp người nộp thuế có sai sót hoặc có lỗi trọng yếu trong báo cáo APA thường niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?