Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định như thế nào?
Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động được quy định như thế nào?
Hiện nay, mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động được quy định Mẫu số 01-LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC:
Tải mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động: tại đây
Hướng dẫn phương pháp và trách nhiệm ghi bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập
- Bảng thanh toán tiền lương và thu nhập của người lao động được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương và thu nhập của người lao động là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành...
- Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.
- Cột 1: Ghi bậc lương hoặc hệ số lương của người lao động.
- Cột 2,3: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.
- Cột 4,5: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.
- Cột 6,7: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.
- Cột 8: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.
- Cột 9: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.
- Cột 10: Ghi tổng số tiền thưởng mà người lao động được hưởng
- Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng mà người lao động được hưởng.
- Cột 12,13,14,15,16,17: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng. Trong đó cột 17 là tổng cộng các khoản trừ khỏi lương, cột 17 = cột 12+ cột 13+ cột 14+ cột 15+ cột 16.
- Cột 18: Ghi số tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập mà người lao động còn được lĩnh.
- Cột 19: Người lao động ký nhận khi nhận lương. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Mẫu bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp siêu nhỏ có được lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 132?
(1) Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 132/2018/TT-BTC có quy định như sau:
Chứng từ kế toán
...
3. Ngoài các chứng từ kế toán hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp theo thu nhập tính thuế có thể sử dụng các chứng từ kế toán theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 132/2018/TT-BTC. Hoặc có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại Thông tư 133/2016/TT-BTC.
(2) Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 132/2018/TT-BTC có quy định như sau:
Chứng từ kế toán
...
2. Biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này được hướng dẫn tại Phụ lục 1 "Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán" ban hành kèm theo Thông tư này.
Ngoài các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc Thông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/8/2016 để phục vụ yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, ngoài các chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 132/2018/TT-BTC doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC
Lập và lưu trữ chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 132/2018/TT-BTC có quy định như sau:
Chứng từ kế toán
1. Nội dung chứng từ kế toán, việc lập và ký chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật kế toán và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.
Như vậy, việc lập và ký chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ thực hiện theo quy định của Luật kế toán và các hướng dẫn khác có liên quan.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 18 Luật Kế toán 2015 có quy định như sau:
Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
1. Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
2. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này.
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
4. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
5. Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
6. Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Theo đó, việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?