Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh

Số hiệu: 88/2021/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Tạ Anh Tuấn
Ngày ban hành: 11/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Chứng từ kế toán áp dụng cho hộ kinh doanh từ 01/01/2022

Ngày 11/10/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 88/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Theo đó, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:

- Các chứng từ theo Thông tư 88/2021/TT-BTC gồm:

+ Phiếu thu: Mẫu số 01-TT;

+ Phiếu chi: Mẫu số 02-TT;

+ Phiếu nhập kho: Mẫu số 03-VT;

+ Phiếu xuất kho: Mẫu số 04-VT;

+ Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động: Mẫu số 05-LĐTL.

- Các chứng từ quy định theo pháp luật khác:

+ Hóa đơn;

+ Giấy nộp tiền và NSNN;

+ Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng;

+ Ủy nhiệm chi.

Hiện nay, công tác kế toán tại các hộ kinh doanh vẫn được thực hiện theo chế độ kế toán được ban hành từ những năm 2000 (Quyết định 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, Quyết định 131/2002/QĐ-BTC ngày 18/10/2002).

Căn cứ pháp lý ban hành các quyết định này và pháp luật về thuế đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Vì vậy, nội dung về chế độ kế toán cho hộ kinh doanh cũng cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để phù hợp thực tiễn.

Thông tư 88/2021/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/01/2022.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO CÁC HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 06 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý, giám sát kế toán và kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quy định của pháp luật về thuế.

2. Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này thì được khuyến khích áp dụng.

Điều 3. Tổ chức công tác kế toán

1. Việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quyết định. Người đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể bố trí cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán hướng dẫn tại Thông tư này hoặc được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ cho phù hợp với nhu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 41 Luật Kế toán và các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 để bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán nhằm phục vụ cho việc xác định nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với ngân sách nhà nước và công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của cơ quan thuế.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Chứng từ kế toán

1. Nội dung chứng từ kế toán, việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 18, Điều 19 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định tại Điều 17, Điều 18 Luật Kế toán về việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán dưới dạng điện tử để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

3. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (kể cả hóa đơn điện tử) thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh áp dụng chứng từ kế toán theo danh mục sau đây:

STT

Tên chứng từ

Ký hiệu

I

Các chứng từ quy định tại Thông tư này

1

Phiếu thu

Mẫu số 01-TT

2

Phiếu chi

Mẫu số 02-TT

3

Phiếu nhập kho

Mẫu số 03-VT

4

Phiếu xuất kho

Mẫu số 04-VT

5

Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động

Mẫu số 05-LĐTL

II

Các chứng từ quy định theo pháp luật khác

1

Hóa đơn

2

Giấy nộp tiền vào NSNN

3

Giấy báo Nợ, Giấy báo Có của ngân hàng

4

Ủy nhiệm chi

Mục đích sử dụng, biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập các chứng từ kế toán quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Sổ kế toán

1. Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 26 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc sửa chữa sổ kế toán tại Điều 27 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:

STT

Tên sổ kế toán

Ký hiệu

1

Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Mẫu số S1- HKD

2

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu số S2-HKD

3

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

Mẫu số S3-HKD

4

Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN

Mẫu số S4-HKD

5

Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động

Mẫu số S5-HKD

6

Sổ quỹ tiền mặt

Mẫu số S6-HKD

7

Sổ tiền gửi ngân hàng

Mẫu số S7-HKD

Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.

Điều 6. Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế

Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.

2. Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán hộ kinh doanh và Quyết định số 131/2002/QĐ-BTC ngày 18/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hộ kinh doanh sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Ủy ban Nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Website Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Lưu: VT, Cục QLKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Tạ Anh Tuấn

PHỤ LỤC 1

BIỂU MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính)

1- Biểu mẫu chứng từ kế toán

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:.......

Địa chỉ:………….................................

Mẫu số 01 – TT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHIẾU THU

Ngày .......tháng .......năm ......

Quyển số:............

Số:...........................

Họ và tên người nộp tiền:...........................................................................................

Địa chỉ:........................................................................................................................

Lý do nộp:....................................................................................................................

Số tiền:...............................(Viết bằng chữ):...............................................................

...................................................................................................................................

Kèm theo:.....................................................................Chứng từ gốc:

Ngày .....tháng .....năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
HỘ KINH DOANH/
CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

NGƯỜI NỘP TIỀN
(Ký, họ tên)

THỦ QUỸ
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):.............................................................................

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:...

Địa chỉ:............................................

Mẫu số 02 – TT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHIẾU CHI

Ngày .....tháng .....năm .......

Quyển số:..........

Số :.....................

Họ và tên người nhận tiền:................................................................................

Địa chỉ:................................................................................................................

Lý do chi:............................................................................................................

Số tiền:........................................(Viết bằng chữ):..............................................

.............................................................................................................................

Kèm theo .............................................................. Chứng từ gốc:

Ngày .....tháng .....năm ......

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
HỘ KINH DOANH/
CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

NGƯỜI NHẬN TIỀN
(Ký, họ tên)

THỦ QUỸ
(Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ) :............................................................................

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:...

Địa chỉ:............................................

Mẫu số 03 - VT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày....tháng....năm .......

Số:....................................

- Họ và tên người giao hàng: ............................................................................

- Theo ............ số ........... ngày ..... tháng ..... năm ..... của ......................

Địa điểm nhập kho: .................................................................................

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Theo chứng từ

Thực nhập

A

B

C

D

1

2

3

4

Cộng

x

x

x

x

x

- Tổng số tiền (viết bằng chữ):..................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo:....................................................................

Ngày ... tháng ... năm ..…...

NGƯỜI GIAO HÀNG
(Ký, họ tên)

THỦ KHO
(Ký, họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
HỘ KINH DOANH/
CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên)


HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:...

Địa chỉ:.............................................

Mẫu số 04 - VT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày.....tháng.....năm ......

Số:....................................

- Họ và tên người nhận hàng: ................ Địa chỉ (bộ phận).....................

- Lý do xuất kho: ......................................................................................

- Địa điểm xuất kho: ................................................................................

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn Giá

Thành tiền

Yêu cầu

Thực xuất

A

B

C

D

1

2

3

4

Cộng

x

x

x

x

x

- Tổng số tiền (viết bằng chữ):.................................................................

- Số chứng từ gốc kèm theo:....................................................................

Ngày ... tháng ... năm ..…...

NGƯỜI NHẬN HÀNG
(Ký, họ tên)

THỦ KHO
(Ký, họ tên)

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
HỘ KINH DOANH/
CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên)


HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:..............

Địa chỉ:.........................................................

Mẫu số: 05-LĐTL
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tháng..........năm...........

Số TT

Họ và tên

Bậc/hệ số lương

Lương sản phẩm

Lương thời gian

Nghỉ việc ngừng việc hưởng ...% lương

Phụ cấp thuộc quỹ lương

Phụ cấp khác

Tiền thưởng

Tổng số

Các khoản phải khấu trừ vào lương

Số còn được lĩnh

Số SP

Số tiền

Số công

Số tiền

Số công

Số tiền

BHXH

BHYT

BHTN

...

Thuế TNCN phải nộp

Cộng

Số tiền

Ký nhận

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

C

Cộng

Tổng số tiền (viết bằng chữ):...................................................................................


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)


2- Phương pháp lập chứng từ kế toán

PHIẾU THU

(Mẫu số 01- TT)

1. Mục đích: Nhằm xác định số tiền mặt thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền nhập quỹ và ghi sổ quỹ tiền mặt. Mọi khoản tiền mặt nhập quỹ đều phải có Phiếu thu.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

- Góc trên bên trái của Phiếu thu phải ghi rõ tên và địa chỉ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Phiếu thu phải đóng thành quyển (trừ trường hợp công tác kế toán của hộ kinh doanh được thực hiện trên phương tiện điện tử). Số phiếu thu phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu và ngày, tháng, năm thu tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp tiền.

- Dòng “Lý do nộp" ghi rõ nội dung nộp tiền

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam...

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu thu.

Phiếu thu được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

Phiếu thu phải ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và có đủ chữ ký, họ và tên của người lập biểu, người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh và những người có liên quan theo mẫu chứng từ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ vào phần “Đã nhận đủ tiền (viết bằng chữ)” trên Phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên.

Liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và dùng để ghi sổ quỹ tiền mặt, liên 2 giao cho người nộp tiền.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ quỹ hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.

PHIẾU CHI

(Mẫu số 02 - TT)

1. Mục đích: Nhằm xác định các khoản tiền mặt thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ tiền mặt. Mọi khoản tiền mặt xuất quỹ đều phải có phiếu chi.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên và địa chỉ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Phiếu chi phải đóng thành quyển (trừ trường hợp công tác kế toán của hộ kinh doanh được thực hiện trên phương tiện điện tử). Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu và ngày, tháng, năm chi tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.

- Dòng “Lý do chi" ghi rõ nội dung chi tiền.

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số và bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam.

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần) và chỉ sau khi có chữ ký (ký theo từng liên) của người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi.

Liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và dùng để ghi sổ quỹ tiền mặt. Liên 2 giao cho người nhận tiền.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ quỹ hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.

PHIẾU NHẬP KHO

(Mẫu số 03- VT)

1. Mục đích: Nhằm xác định số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ nhập kho và ghi sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên và địa chỉ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.

Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho, địa điểm nhập kho.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).

Cột 2: Ghi số lượng thực nhập vào kho.

Cột 3, 4: Ghi đơn giá và thành tiền của từng thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập.

Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho.

Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.

Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký và họ tên những người có liên quan trên phiếu nhập kho, liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để ghi sổ kế toán, liên 2 chuyển cho người giao hàng.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ kho hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.

PHIẾU XUẤT KHO

(Mẫu số 04 - VT)

1. Mục đích: Nhằm xác định số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh làm căn cứ để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.

Khi lập phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên người nhận hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và địa điểm xuất kho vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

- Cột 1: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.

- Cột 2: Ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).

- Cột 3, 4: Ghi đơn giá và thành tiền của từng loại vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).

Dòng Cộng: Ghi tổng số tiền của số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế đã xuất kho.

Dòng "Tổng số tiền viết bằng chữ": Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.

Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ ký và họ tên những người có liên quan trên phiếu xuất kho, liên 1 lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để ghi sổ kế toán, liên 2 chuyển cho người nhận hàng.

Trường hợp người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh đồng thời kiêm nhiệm thủ kho hoặc người lập biểu thì người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh có thể ký đồng thời các chức danh kiêm nhiệm đó.

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Mẫu số 05 - LĐTL)

1. Mục đích: Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản tiền thưởng và thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động là các thông tin theo dõi, thống kê về số công hoặc số sản phẩm/công việc hoàn thành, đơn giá lương thời gian/đơn giá lương sản phẩm,...

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.

Cột 1: Ghi bậc lương hoặc hệ số lương của người lao động.

Cột 2,3: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.

Cột 4,5: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.

Cột 6,7: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.

Cột 8: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.

Cột 9: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.

Cột 10: Ghi tổng số tiền thưởng mà người lao động được hưởng.

Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng mà người lao động được hưởng.

Cột 12,13,14,15,16,17: Ghi các khoản khấu trừ lương của người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).... thuế thu nhập cá nhân phải nộp (TNCN) và tổng số tiền khấu trừ lương trong tháng. Trong đó cột 17 là tổng cộng các khoản khấu trừ lương, cột 17 = cột 12+ cột 13+ cột 14+ cột 15+ cột 16.

Cột 18: Ghi số tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh còn phải trả người lao động (Cột 18 = Cột 11 – Cột 17).

Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương.

Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh lập Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động chuyển cho người đại diện hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh ký duyệt, sau đó lập phiếu chi và trả lương. Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động được lưu tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay (người nhận hộ phải ghi rõ họ tên). Trường hợp hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh trả lương cho người lao động qua tài khoản tiền gửi ngân hàng thì không yêu cầu người lao động phải ký vào cột “Ký nhận”.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể căn cứ vào đặc điểm trả lương và thu nhập của người lao động tại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để có thể thêm cột, bỏ bớt cột hoặc sắp xếp lại các cột từ cột 1 đến cột 10, cột 12 đến cột 16 của mẫu Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động cho phù hợp với thực tế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.


PHỤ LỤC 2

BIỂU MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KẾ TOÁN

1- Biểu mẫu sổ kế toán

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:......

Địa chỉ:...............................................

Mẫu số S1-HKD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ CHI TIẾT DOANH THU BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Tên địa điểm kinh doanh: ......................

Năm:..........................

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ chia theo danh mục ngành nghề

Ghi chú

Số hiệu

Ngày, tháng

Phân phối, cung cấp hàng hóa

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

Hoạt động kinh doanh khác

A

B

C

D

1

2

....

4

5

...

7

8

...

10

...

12

Tổng cộng

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ..


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:.....

Địa chỉ:...............................................

Mẫu số S2-HKD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Tên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: ....................

Năm .............……

Chứng từ

Diễn giải

Đơn vị tính

Đơn giá

Nhập

Xuất

Tồn

Ghi chú

Số hiệu

Ngày, tháng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

Số dư đầu kỳ

Cộng phát sinh trong kỳ

X

X

Số dư cuối kỳ

X

X

X

X

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:…………………

Địa chỉ:…………………..........................................

Mẫu số S3-HKD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

Tên địa điểm kinh doanh: ...............

Năm .....................

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Tập hợp chi phí theo các yếu tố sản xuất, kinh doanh

Số hiệu

Ngày tháng

Tổng số tiền

Chia ra

Chi phí nhân công

Chi phí điện

Chi phí nước

Chi phí viễn thông

Chi phí thuê kho bãi, mặt bằng kinh doanh

Chi phí quản lý (chi phí văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ..)

Chi phí khác (hội nghị, công tác phí, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thuê ngoài khác,...)

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

Số phát sinh trong kỳ

Tổng cộng

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: …


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)


HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:....

Địa chỉ:.....................................

Mẫu số S4-HKD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ VỚI NSNN

Loại thuế:.....................

Năm: ................

Đơn vị tính:.....

Chứng từ

Diễn giải

Số thuế phải nộp

Số thuế đã nộp

Ghi chú

Số hiệu

Ngày, tháng

A

B

C

1

2

3

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Cộng số phát sinh trong kỳ

Số dư cuối kỳ

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: …


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/
CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)


HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:................

Địa chỉ:....................................................

Mẫu số S5-HKD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN NỘP THEO LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Năm.......................

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Tiền lương và thu nhập của người lao động

BHXH

BHYT

BHTN

....

Số hiệu

Ngày, tháng

Số phải trả

Số đã trả

Số còn phải trả

Số phải trả

Số đã trả

Số còn phải trả

Số phải trả

Số đã trả

Số còn phải trả

Số phải trả

Số đã trả

Số còn phải trả

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

..........

- Cộng số phát sinh trong kỳ

- Số dư cuối kỳ

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

HỘ, CÁ NHÂN KINH DOANH:…………………

Địa chỉ:…………………..................................

Mẫu số S6-HKD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SỔ QUỸ TIỀN MẶT

Loại quỹ: ................

Ngày, tháng ghi sổ

Ngày, tháng chứng từ

Số hiệu chứng từ

Diễn giải

Số tiền

Ghi chú

Thu

Chi

Thu

Chi

Tồn

A

B

C

D

E

1

2

3

F

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

x

x

- Cộng số phát sinh trong kỳ

x

x

- Số dư cuối kỳ

x

x

x

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)

HỘ,CÁ NHÂN KINH DOANH:…………

Địa chỉ:………………….........................

Mẫu số S7-HKD
(Ban hành kèm theo Thông tư số 88/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính)

SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nơi mở tài khoản giao dịch: ................

Số hiệu tài khoản tại nơi gửi: ..............

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Số tiền

Ghi chú

Số hiệu

Ngày, tháng

Thu (gửi vào)

Chi (rút ra)

Còn lại

A

B

C

D

1

2

3

F

- Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh trong kỳ

- Cộng số phát sinh trong kỳ

x

x

- Số dư cuối kỳ

x

x

x

- Sổ này có ... trang, đánh số từ trang 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ: ...


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH/CÁ NHÂN KINH DOANH
(Ký, họ tên, đóng dấu)


2- Phương pháp ghi sổ kế toán

2.1. Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ (Mẫu số S1-HKD)

a) Sổ này được mở theo từng nhóm danh mục ngành nghề kinh doanh có cùng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như nhau để làm căn cứ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và cơ quan thuế xác định nghĩa vụ thuế GTGT, thuế TNCN đối với ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định của pháp luật thuế.

b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.

- Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột 1, 2, ...., 10...: Ghi doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được phân chia theo từng nhóm danh mục ngành nghề kinh doanh có cùng mức thuế suất thuế GTGT, thuế TNCN theo quy định của pháp luật thuế để làm căn cứ kê khai thuế và xác định nghĩa vụ thuế với NSNN.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhu cầu thì ngoài việc mở sổ chi tiết bán hàng theo từng nhóm danh mục ngành nghề kinh doanh, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có thể mở sổ chi tiết doanh thu chi tiết từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc theo cách thức phân loại khác cho phù hợp với yêu cầu quản lý của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc quy định của pháp luật thuế.

2.2. Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (Mẫu số S2-HKD)

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để theo dõi về tình hình nhập, xuất, tồn kho cho từng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

b) Thông tin, số liệu trên sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa được đối chiếu với kết quả kiểm kê để xác định hàng tồn kho có bị thừa, thiếu so với thực tế hay không.

c) Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,...) để ghi sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa như sau:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ được sử dụng để ghi sổ kế toán.

+ Cột C: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phục vụ cho việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về hàng tồn kho khi cần thiết.

+ Cột D: Đơn vị tính của vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

+ Cột 1: Ghi đơn giá nhập, xuất, tồn vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, đơn giá nhập kho của từng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho.

Đơn giá xuất kho của từng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa có thể tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ hoặc phương pháp nhập trước xuất trước. Cụ thể như sau:

(+) Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Đơn giá xuất kho được tính theo công thức sau:

Đơn giá xuất kho bình quân cả kỳ dự trữ của một loại sản phẩm

=

(Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ)

(Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

(+) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ.

+ Cột 2: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho.

+ Cột 3: Ghi giá trị (thành tiền) vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2).

+ Cột 4: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho.

+ Cột 5: Ghi giá trị (thành tiền) vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho (Cột 5 = Cột 1 x Cột 4).

+ Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho.

+ Cột 7: Ghi giá trị (thành tiền) vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tồn kho.

2.3. Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh (Mẫu số S3-HKD)

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ chi phí sản xuất, kinh doanh để tập hợp chi phí theo các yếu tố sản xuất kinh doanh của từng địa điểm kinh doanh bao gồm: chi phí nhân công; chi phí điện; chi phí nước; chi phí viễn thông; chi phí thuê kho bãi, mặt bằng kinh doanh; chi phí quản lý; chi phí khác.

b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào chứng từ kế toán liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh như sau:

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;

- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

- Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Từ Cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật thuế và yêu cầu quản lý của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

2.4. Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN (Mẫu số S4-HKD)

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN để theo dõi các khoản thuế, phí .... mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN. Trong đó hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ này chi tiết theo từng sắc thuế như thuế GTGT, thuế TNCN...

b) Thông tin, số liệu trên sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN làm căn cứ để cơ quan thuế xác định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nộp đúng, nộp đủ và kịp thời các khoản thuế, phí ... vào NSNN theo quy định của pháp luật thuế hay không.

c) Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào chứng từ kế toán có liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh với NSNN để ghi sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN như sau:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của các chứng từ kế toán được sử dụng để ghi sổ kế toán. Các chứng từ kế toán có thể là các tờ khai thuế, giấy nộp tiền thuế vào NSNN kèm theo Phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng,....

+ Cột C: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phục vụ cho việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp NSNN về các khoản thuế khi cần thiết.

+ Việc ghi chép số dư đầu kỳ thực hiện như sau: Nếu số dư đầu kỳ (cuối kỳ trước chuyển sang) của số thuế phải nộp vào NSNN được ghi vào cột 1, nếu số dư đầu kỳ (cuối kỳ trước chuyển sang) của mã số thuế đã nộp thừa vào NSNN được ghi vào cột 2.

+ Cột 1: Phản ánh số thuế mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật thuế, cụ thể như sau:

Đối với số thuế GTGT phải nộp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ sẽ căn cứ vào số doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhân với tỷ lệ % tính thuế GTGT theo quy định của pháp luật thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.

Đối với số thuế TNCN của người lao động phải nộp NSNN sẽ căn cứ vào tổng cộng cột số thuế TNCN phải nộp trên Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động.

Đối với số thuế TNCN của chủ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp NSNN sẽ căn cứ vào tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trên sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhân với thuế suất thuế TNCN theo quy định của pháp luật thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động.

+ Cột 2: Phản ánh số thuế mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã nộp vào NSNN. Chứng từ kế toán để ghi chép vào chỉ tiêu này là giấy nộp tiền vào NSNN kèm theo Phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng. Trường hợp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì số thuế nộp thừa cũng được ghi vào cột này.

2.5. Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động (Mẫu số S5-HKD)

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động để theo dõi tiền lương và các khoản nộp theo lương mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải trả, đã chi trả và còn phải trả cho người lao động.

b) Thông tin trên sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đồng thời làm căn cứ để cơ quan BHXH xác định tình hình hoàn thành nghĩa vụ trích nộp BHXH, BHYT, BHTN,... của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

c) Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào các chứng từ kế toán có liên quan đến tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương để hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ghi sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động như sau:

+ Cột A: Ghi theo ngày, tháng mà các chứng từ kế toán về tiền lương, các khoản nộp theo lương được ghi chép vào sổ kế toán.

+ Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày tháng của các chứng từ kế toán về tiền lương, các khoản nộp theo lương sử dụng để ghi chép vào sổ kế toán. Các chứng từ kế toán là Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động, phiếu chi hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng về thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động cho cơ quan BHXH.

+ Cột D: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phục vụ cho việc rà soát, kiểm tra, đối chiếu các thông tin về các khoản phải trả, đã trả và còn phải trả về tiền lương, các khoản phải nộp theo lương của người lao động khi cần thiết.

+ Cột 1, 2, 3: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả người lao động về tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 1 là số liệu tại cột số 18 của Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động. Căn cứ ghi vào cột 2 là các chứng từ chi trả tiền lương và thu nhập cho người lao động (phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng) và còn cột 3 là chênh lệch số liệu giữa cột 1 và cột 2.

+ Cột 4, 5, 6: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cơ quan BHXH về BHXH của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 4 là tổng số BHXH phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 5 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHXH cho cơ quan BHXH. Cột 6 là chênh lệch số liệu giữa cột 4 và cột 5.

+ Cột 7, 8, 9: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cho cơ quan BHXH về BHYT của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 7 là tổng số BHYT phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 8 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHYT cho cơ quan BHXH. Cột 9 là chênh lệch số liệu giữa cột 7 và cột 8.

+ Cột 10, 11, 12: Phản ánh số phải trả, số đã trả và còn phải trả cho cơ quan BHXH về BHTN của người lao động. Căn cứ để ghi vào cột 10 là tổng số BNTN phải nộp (bao gồm cả phần khấu trừ lương của người lao động và phần tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh). Số liệu để ghi vào cột 11 là các Phiếu chi hoặc Giấy báo Nợ của ngân hàng về nộp các khoản BHTN cho cơ quan BHXH. Cột 12 là chênh lệch số liệu giữa cột 10 và cột 11.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có chỉnh sửa biểu mẫu Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động theo thực tế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thì căn cứ vào hướng dẫn nêu trên để lấy số liệu ghi sổ kế toán cho phù hợp.

2.6. Sổ quỹ tiền mặt (Mẫu số S6-HKD)

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mở sổ quỹ tiền mặt để theo dõi tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam.

b) Sổ này mở cho thủ quỹ.

c) Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ để ghi sổ quỹ tiền mặt.

Số tiền mặt dư đầu kỳ (cuối kỳ trước) được ghi vào cột 3.

- Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.

- Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu thu, Phiếu chi.

- Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu thu, số hiệu Phiếu chi liên tục từ nhỏ đến lớn theo trình tự thời gian.

- Cột E: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế của Phiếu thu, Phiếu chi.

- Cột 1: Số tiền nhập quỹ.

- Cột 2: Số tiền xuất quỹ.

- Cột 3: Số dư tồn quỹ. Số tồn quỹ phải khớp đúng với số tiền mặt trong quỹ.

2.7. Sổ tiền gửi ngân hàng (Mẫu số S7- HKD)

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mở sổ tiền gửi ngân hàng để theo dõi chi tiết tiền gửi tại từng ngân hàng theo từng số hiệu tài khoản giao dịch của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Mỗi tài khoản tại từng ngân hàng được mở một sổ tiền gửi ngân hàng riêng).

b) Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh căn cứ vào giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng để ghi sổ tiền gửi ngân hàng.

Số tiền gửi ngân hàng dư đầu kỳ (cuối kỳ trước) được ghi vào cột 3.

Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ (giấy báo Nợ, báo Có) dùng để ghi sổ.

Cột D: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.

Cột 1: Ghi số tiền gửi vào ngân hàng.

Cột 2: Ghi số tiền rút ra khỏi ngân hàng.

Cột 3: Ghi số tiền hiện còn gửi lại tại Ngân hàng.

Cuối tháng: Cộng số tiền đã gửi vào, rút ra trên cơ sở đó tính số tiền còn gửi tại Ngân hàng. Số dư trên sổ tiền ngân hàng gửi được đối chiếu với số dư tại Ngân hàng nơi hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mở tài khoản giao dịch để xác định số chênh lệch thừa, thiếu.

THE MINISTRY OF FINANCE OF VIETNAM
----------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 88/2021/TT-BTC

Hanoi, October 11, 2021

 

CIRCULAR

ACCOUNTING FOR HOUSEHOLD BUSINESSES AND INDIVIDUAL BUSINESSES

Pursuant to the Law on Accounting dated November 20, 2015;

Pursuant to the Law on Tax Administration dated June 13, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 174/2016/ND-CP dated December 30, 2016 on elaboration of some articles of the Law on accounting;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the Department of Accounting and Auditing Regulations;

The Minister of Finance of Vietnam promulgates a Circular providing guidance on accounting for household businesses and individual businesses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides guidance on accounting records and bookkeeping by household businesses and individual businesses.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to household businesses and individual businesses that pay taxes by declaration in accordance with regulations of law on taxation.

2. Household businesses and individual businesses that are not governed by this Circular are encouraged to do accounting according to the provisions of this Circular.

Article 3. Organizing accounting works

1. Accountants of household businesses and individual businesses shall be appointed by representatives of such household businesses and individual businesses. The representative of a household business or individual business may appoint his/her parent, foster parent, spouse, natural child, adopted child or sibling to act as an accountant of that household business or individual business or appoint a person holding the position of manager, executive officer, warehouse-keeper or cashier or the one assigned to buy and/or sell assets to perform accounting works for that household business or individual business.

2. Household businesses and individual businesses shall do accounting according to the provisions of this Circular or accounting policies for microenterprises depending on their management requirements and characteristics of their business operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 4. Accounting records

1. Contents of accounting records, making, retention and signing of accounting records of household businesses and individual businesses shall comply with the provisions of Articles 16, 18 and 19 of the Law on Accounting and specific guidelines in Appendix 1 “Forms and methdos for making of accounting records” enclosed herewith.

2. Household businesses and individual businesses may apply the provisions of Articles 17 and 18 of the Law on Accounting on making and retention of accounting records in the form of electronic documents in a manner that is suitable to the characteristics of their business operations.

3. Contents and appearance of invoices, procedures for making, management and use of invoices (including electronic invoices) shall comply with regulations of law on taxation.

4. Household businesses and individual businesses shall use accounting records listed hereunder:

No.

Description

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I

Accounting records prescribed herein

 

1

Receipt

Form No. 01-TT

2

Payment note

Form No. 02-TT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Goods-received note

Form No. 03-VT

4

Goods-dispatch note

Form No. 04-VT

5

Salary and income payment worksheet

Form No. 05-LDTL

II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

1

Invoice

 

2

Slip of payment to state budget

 

3

Bank’s debit note and credit note

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

Payment order

 

Purposes, forms, contents and methods for making accounting records prescribed herein are elaborated in Appendix 1 “Forms and methods for making accounting records” enclosed herewith.

Article 5. Accounting books

1. Contents of accounting books, opening, recording of entries, closure and retention of accounting books of household businesses and individual businesses shall comply with the provisions of Articles 24, 25 and 26 of the Law on Accounting and specific guidelines in Appendix 2 “Forms and methods for recording accounting books” enclosed herewith.

2. Household businesses and individual businesses may apply the provisions of Article 26 of the Law on Accounting on opening, recording of entries, closure and retention of accounting books on electronic devices in a manner that is suitable to the characteristics of their business operations.

3. Household businesses and individual businesses may apply the provisions of Article 27 of the Law on Accounting on correction of accounting books in a manner that is suitable to the characteristics of their business operations.

4. Household businesses and individual businesses shall use accounting books listed hereunder:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Description

Code

1

Sales book

Form No. S1-HKD

2

Book of materials, devices, products and goods

Form No. S2-HKD

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Form No. S3-HKD

4

Monitoring book of payment of taxes to state budget

Form No. S4-HKD

5

Monitoring book of payment of salaries and salary-based contributions of employees

Form No. S5-HKD

6

Form No. S6-HKD

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Book of bank deposits

Form No. S7-HKD

Purposes, forms and methods for recording of entries of accounting books are elaborated in Appendix 2 “Forms and methods for recording accounting books” enclosed herewith. A household business or individual business that has more than one business location is required to open accounting books to monitor each of its business locations in details.

Article 6. Determination of revenues, expenses and tax liabilities

Determination of revenues, expenses and tax liabilities earned and incurred in each business line of household businesses and individual businesses shall comply with regulations of law on taxation.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 7. Effect

1. This Circular comes into force from January 01, 2022.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Provincial People's Committees, Provincial Departments of Finance, and Provincial Departments of Taxation shall instruct household businesses and individual businesses to implement this Circular.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance of Vietnam for consideration./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Ta Anh Tuan

 

APPENDIX 1

FORMS AND METHODS FOR MAKING ACCOUNTING RECORDS
(Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

1- Forms of accounting records

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Address: …………………………………….

Form No. 01 - TT

 (Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

RECEIPT

        [dd/mm/yy]

Volume No.:.............

No.: ….....……..

Full name of payer: ………………………………..

Address:…………………………………………………………………………..………………

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Amount:........................... (In words): …………………………………………………………

...................................................................................................................................

Enclosed with: ...............................................................Original documents:

 

 

 

 [dd/mm/yy]

REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

PREPARED BY
(signature and full name)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

PAYER
(signature and full name)

CASHIER
(signature and full name)

Amount received in full (in words): ...........................................................................

 

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ……………………………..

Form No. 02 - TT

 (Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 [dd/mm/yy]

Volume No.:.............

No.: …..……..

Full name of recipient: ………………………………..

Address:…………………………………………………………………………..…………………

Purpose of payment: ...........................................................................................................

Amount:................................... (In words): ………………………………………………………

.............................................................................................................................

Enclosed with: ......................................................... Original documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 [dd/mm/yy]

REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

PREPARED BY
(signature and full name)

 

RECIPIENT
(signature and full name)

CASHIER
(signature and full name)

Amount received in full (in words): ...........................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ……………………………..

Form No. 03 - VT

 (Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

 

GOODS-RECEIVED NOTE

 [dd/mm/yy]

No.: ….................……..

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- According to.............. No..................... dated.............................. of ........................

Place of receipt: .................................................................................

No.

Name, brand, characteristics, nature of materials, devices, products or goods

Code

Unit  

Quantity 

Unit price

Amount

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Actually received

 

A

B

C

D

1

2

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

x

 

- Total amount (in words): ...........................................................................

- Number of the original document attached: ...............................................................

 [dd/mm/yy]

SUPPLIER
(signature and full name)

WAREHOUSE-KEEPER
(signature and full name)

PREPARED BY
(signature and full name)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ………………………………..

Form No. 04 - VT

 (Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

 

GOODS-DISPATCH NOTE

 [dd/mm/yy]

No.: ….................……..

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Purpose of delivery: ......................................................................................

- Place of delivery: ................................................................................

No.

 

Name, brand, characteristics, nature of materials, devices, products or goods

Code

Unit  

Quantity 

Unit price

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ordered

Actually delivered

 

A

B

C

D

1

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

x

x

x

x

 

- Total amount (in words): ...........................................................................

- Number of the original document attached: ...............................................................

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



RECEIVER
(signature and full name)

WAREHOUSE-KEEPER
(signature and full name)

PREPARED BY
(signature and full name)

REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name)

 

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ……………………………..

Form No.: 05-LDTL
(Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In................[month/year]

No.

Full name

Pay step/coefficient

Payment by results

Time-based pay

Furlough pay/ suspension pay equal to.....% of salary

Allowances paid by salary fund

Other allowances

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Total

Salary deductions

Actually received amount

 

 

 

Number of products

Amount

Working hours

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Working hours

Amount

 

 

 

 

Social insurance

Health insurance

Unemployment insurance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Personal income tax payable

Total

Amount

Recipient’s signature

A

B

1

2

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

6

7

8

9

10

11

12

13

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15

16

17

18

C

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 


PREPARED BY
(signature and full name)

 [dd/mm/yy]
REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS/ INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

 

2- Methods for making accounting records

RECEIPT

 (Form No. 01-TT)

1. Purpose: A receipt is issued to certify the cash amount actually deposited to the cash fund and for use as the basis for the cashier to collect cash and record entries in the cash fund book. All cash amounts deposited to the cash fund must be supported by receipts.

2. Methods and responsibility for recording entries

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Receipts must be bound into books (unless accounting works of the household business are done electronically). Receipts issued in an accounting period must be numbered consecutively. The date of receipt and payment date must be clearly indicated in each receipt.

- The payer’s full name and address must be clearly indicated.

- The payment content is specified in the “purpose of payment” line.

- The amount deposited to the cash fund in figures and in words, and currency unit (VND) are specified in the “Amount” line.

- The number of original documents attached to the receipt is specified in the next line.

The receipt is made in 2 copies using carbon paper.

A receipt must contain adequate information and bear the signatures and full names of the preparer, representative of the household business/individual business and relevant persons in the receipt form. After receiving payment, the cashier shall specify the amount actually deposited to the cash fund on the “Amount received in full (in words)” line of the receipt before his/her signature and full name are appended thereto.

Copy 1 of the receipt shall be kept by the household business or individual business and used for recording the cash fund book while copy 2 thereof is delivered to the payer.  

The representative of the household business/individual business who is also the cashier or preparer may append his/her signature to parts of such concurrent positions on the receipt.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PAYMENT NOTE

 (Form No. 02 – TT)

1. Purpose: A payment note is issued to certify the cash fund amounts actually spent and for use as the basis for the cashier to make payment using the cash fund and record entries in the cash fund book. All cash fund amounts spent must be supported by payment notes.

2. Methods and responsibility for recording entries

Name and address of the household business or individual business must be clearly indicated in the upper left-hand corner of the payment note.

- Payment notes must be bound into books (unless accounting works of the household business are done electronically). Payment notes issued during an accounting period must be numbered consecutively. The date of payment note and payment date must be clearly indicated in each payment note.

- The recipient’s full name must be clearly indicated.

- The payment content is specified in the “Purpose of payment” line.

- The cash fund amount spent in figures and in words, and currency unit (VND) are specified in the “Amount” line.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The payment note is made in 2 copies using carbon paper. The cashier shall make payment using the cash fund only after the representative of the household business/individual business signs both copies of the payment note. After receiving payment, the recipient shall specify the amount received in figures, append his/her signature and full name to the payment note.

 

GOODS-RECEIVED NOTE

 (Form No. 03-VT)

1. Purpose: A goods-received note is issued to certify the quantity of materials, devices, products or goods received for use as the basis of movement of goods into the warehouse and recording entries in the book of materials, devices, products and goods.

2. Methods and responsibility for recording entries

Name and address of the household business or individual business must be clearly indicated in the upper left-hand corner of the goods-received note. A goods-received note is used to record materials, devices, products or goods received from external vendors, in-plant production or outsourced processing facilities or found to be in surplus during stocktaking.

The goods-received note must clearly indicate its reference number and date, full name of the supplier, number of invoice or warehousing order, and place of receipt.

Columns A, B, C, D: the ordinal number, name, brand, characteristics, nature, code and unit of materials, devices, products or goods are specified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Column 2: Quantity of materials, devices, products or goods actually received is specified.

Columns 3, 4: The unit price and amount of each type of materials, devices, products or goods actually received are specified.

 “Total” line: Total amount of materials, devices, products and goods received under a goods-received note.

 “Total amount (in words)” line: Total amount is specified in the goods-received note in words.

A goods-received note is made in 2 copies using carbon paper.

A goods-received note must adequately bear signatures and full names of all of relevant persons. Copy 1 of the goods-received note is kept by the household business or individual business for recording entries in the accounting book while copy 2 is delivered to the supplier.

The representative of the household business/individual business who is also the warehouse-keeper or preparer may append his/her signature to parts of such concurrent positions on the goods-received note.

 

GOODS-DISPATCH NOTE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Purpose: The goods-dispatch note is issued to certify the quantity of materials, devices, products or goods delivered to departments of a household business or individual business and used as the basis for monitoring business expenses.

2. Methods and responsibility for recording entries

Name of the household business or individual business must be clearly indicated in the left-hand corner of the goods-dispatch note. A goods-dispatch note may cover one or multiple types of materials, devices, products or goods stored in the same warehouse and recorded in the same item of expenses or used for the same purpose.

Full name of receiver, name of unit (department), number of date of the goods-dispatch note, purpose and place of delivery of materials, devices, products or goods.

- Columns A, B, C, D: the ordinal number, name, brand, characteristics, nature, code and unit of materials, devices, products or goods.

- Column 1: Quantity of materials, devices, products or goods ordered is specified.

- Column 2: Quantity of materials, devices, products or goods actually delivered (which may be equal to or fewer than the one ordered) is specified.

- Columns 3, 4: The unit price and amount of each type of materials, devices, products or goods actually delivered (column 4 = column 2 x column 3) are specified.

 “Total” line: Total amount of materials, devices, products or goods actually delivered is specified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The goods-dispatch note is made in 2 copies using carbon paper.

A goods-dispatch note must adequately bear signatures and full names of all of relevant persons. Copy 1 of the goods-dispatch note is kept by the household business or individual business for recording entries in the accounting book while copy 2 is delivered to the receiver.

The representative of the household business/individual business who is also the warehouse-keeper or preparer may append his/her signature to parts of such concurrent positions on the goods-dispatch note.

 

SALARY AND INCOME PAYMENT WORKSHEET

 (Form No. 05 – LDTL)

1. Purpose: The salary and income payment worksheet is a document used as the basis for paying wages, salaries, allowances, bonuses and additional incomes to payers, inspecting payment of salaries to employees of a household business or individual business, and making statistical reports on labour and salary. 

2. Methods and responsibility for recording entries

A salary and income payment worksheet shall be prepared monthly. A salary and income payment worksheet shall be prepared on the basis of information or statistical reports on working days or products/completed work volume, unit price of time-based pay/unit price of payment by results, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Column 1: Pay step or coefficiency of the employee is specified.

Columns 2, 3: Number of products and amount paid using the payment by results method are specified.

Columns 4, 5: Working hours and amount paid using the time-based pay method are specified.

Columns 6,7: Working hours and amount paid at the time-based pay rate  or furlough pay or suspension pay (equal to ...% of salary) are specified.

Column 8: Allowances paid using the salary fund are specified.

Column 9: Other allowances which are included in an employee’s income but not paid using salary and bonus fund are specified.

Column 10: Total amount of bonuses received by an employee is specified.

Column 11: Total amount of salary, allowances and bonuses received by an employee is specified.

Columns 12,13,14,15,16,17: Salary deductions of an employee, including social insurance, health insurance and unemployment insurance contributions, personal income tax payable and total amount of salary deductions are specified. Column 17 is total amount of salary deductions. Column 17 = column 12+ column 13+ column 14+ column 15+ column 16.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Column C: When receiving salary, the employee shall append his/her signature hereto.

The salary and income worksheet shall be prepared at the end of each month according to relevant documents, and submitted to the representative of the household business/individual business for approval. Then, making of payment notes and salary payment may be proceeded. The salary and income payment worksheet shall be kept at the household business or individual business. When receiving salary, each employee is required to append his/her signature in the “Recipient's signature” column. The person who receives salary on behalf of an employee is required to append both his/her signature and full name. In case of payment of salaries by bank transfer, signatures of employees are not required.

Based on their salary and income payment characteristics, household businesses or individual businesses may add, delete or rearrange columns from column 1 to column 10 and from column 12 to column 16 of the salary and income payment worksheet form in conformity with their actual conditions.

 

APPENDIX 2

FORMS AND METHODS FOR RECORDING ACCOUNTING BOOKS

1- Forms of accounting books

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ………………………………..

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

SALES BOOK

Name of the business location: ......................

Year:........................

Date of entry 

Document

Description

Revenues from supply of goods/services sorted by business lines

Notes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Date

Distribution or supply of goods

Services, construction without supply of materials

Production, transport, services associated with goods, construction with supply of materials

Other business operations

 

A

B

C

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1

2

....

4

5

...

7

8

...

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



...

12

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Total

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

- This book has.....page(s) numbered 01 to ......

- Opening date: ..

 


PREPARED BY
(signature and full name)

 [dd/mm/yy]
REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS/ INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ……………………………………..

Form No. S2-HKD
(Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

 

BOOK OF MATERIALS, DEVICES, PRODUCTS AND GOODS

Name of material, device, product or good: ....................

Year……

Document

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Unit  

Unit price

Received

Delivered

In stock

Notes

Reference number

Date

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Quantity 

Amount

Quantity 

Amount

Quantity 

Amount

 

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



C

D

1

2

3

4

5

6

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Opening balance

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

Increases during the period

X

X

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

Ending balance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

X

X

X

X

 

 

 

- This book has.....page(s) numbered 01 to ......

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 


PREPARED BY
(signature and full name)

 [dd/mm/yy]
REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS/ INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

 

 

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ……………………………………..

Form No. S3-HKD
(Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Name of the business location: ...............

Year:........................

Date of entry 

Document

Description

Business expenses

Reference number

Date

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Divided into

Labor expenses

Electricity expenses

Water expenses

Telecommunication service expenses

Warehouse, business premises rental expenses

Administrative expenses (costs of stationery, working devices and tools, etc.)

Other expenses (costs incurred from organization of conferences or meetings, business trips, liquidation, transfer or sale of fixed assets, outsourcing services, etc.)

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



C

D

1

2

3

4

5

6

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Increases during the period

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Total

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- This book has.....page(s) numbered 01 to ......

- Opening date:

 


PREPARED BY
(signature and full name)

 [dd/mm/yy]
REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS/ INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

 

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ……………………………………..

Form No. S4-HKD
(Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



MONITORING BOOK OF PAYMENT OF TAXES TO STATE BUDGET

Type of tax:....................

Year: ................

Unit:.......  

Document

Description

Tax amount payable

Tax amount paid

Notes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Date

 

 

 

 

A

B

C

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3

 

 

Opening balance

Amounts arising during the period

 

 

 

Total amounts arising during the period

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

- This book has.....page(s) numbered 01 to ......

- Opening date:

 


PREPARED BY
(signature and full name)

 [dd/mm/yy]
REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS/ INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Address: ………………………………………

Form No. S5-HKD
(Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

 

MONITORING BOOK OF PAYMENT OF SALARIES AND SALARY-BASED CONTRIBUTIONS OF EMPLOYEES

Year:........................

Date of entry 

Document

Description

  Salary and incomes of employees 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Health insurance

Unemployment insurance

....

Reference number

Date

Amount payable

Amount paid

Remaining amount payable

Amount payable

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Remaining amount payable

Amount payable

Amount paid

Remaining amount payable

Amount payable

Amount paid

Remaining amount payable

 

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



C

D

1

2

3

4

5

6

7

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9

10

11

12

13

 

 

 

- Opening balance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



..........

 

- Total amounts arising during the period

- Ending balance

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

- This book has.....page(s) numbered 01 to ......   

- Opening date: ...

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.




PREPARED BY
(signature and full name)

 [dd/mm/yy]
REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS/ INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

 

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ………………………………

Form No. S6-HKD
(Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

 

CASH FUND BOOK

Type of the fund: ................

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Date of document

Reference number of document

Description

Amount

Notes

Receipt

Payment note

 

Received

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Remaining amount

 

A

B

C

D

E

1

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



F

 

 

 

 

- Opening balance

- Amounts arising during the period

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

- Total amounts arising during the period

 

 

x

x

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

- Ending balance

x

x

 

x

- This book has.....page(s) numbered 01 to ......

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 


PREPARED BY
(signature and full name)

 [dd/mm/yy]
REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS/ INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

 

HOUSEHOLD BUSINESS OR INDIVIDUAL BUSINESS:...........

Address: ……………………………………..

Form No. S7-HKD
(Enclosed with the Circular No. 88/2021/TT-BTC dated October 11, 2021 of the Ministry of Finance of Vietnam)

 

BOOK OF BANK DEPOSITS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Account number: ..............

Date of entry 

Document

Description

Amount

Notes

Reference number

Date

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Paid (withdrawn)

Remaining amount

 

A

B

C

D

1

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



F

 

 

 

- Opening balance

- Amounts arising during the period

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

- Total amounts arising during the period

 

 

x

x

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



x

x

 

x

- This book has.....page(s) numbered 01 to ......

- Opening date: ...

 


PREPARED BY
(signature and full name)

 [dd/mm/yy]
REPRESENTATIVE OF THE HOUSEHOLD BUSINESS/ INDIVIDUAL BUSINESS
(signature, full name and seal)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2- Methods for recording accounting books

2.1. Sales book (Form No. S1-HKD)

a) This book is opened to record revenues from each group of business lines subject to the same rate of VAT or personal income tax and used as the basis for the household business or individual business and tax authority to determine amounts of VAT or personal income tax payable to state budget in accordance with regulations of law on taxation.

b) Grounds and methods for recording entries

- Column A: Date of recording entry is specified.

- Columns B, C: Reference number and date of the document supporting the entry are specified.

- Column D: Content of the business operation is specified.

- Columns 1, 2, ...., 10...: Revenues from supply of products, goods or services sorted by business lines subject to the same rate of VAT or personal income tax as prescribed by the law on taxation which are used as the basis for declaring and paying tax to state budget are specified.

A household business or individual business may, in addition to the sales book for each group of business lines, also open a sales book for each product, good or service, or another subject, to serve their management requirements or requirements set out by tax authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) This book is opened to monitor the warehousing, delivery and inventory of each type of materials, devices, products and goods of a household business or individual business.

b) Information/figures in the book of materials, devices, products and goods shall be compared with stocktaking results for the purpose of determining whether materials, devices, products and goods in stock are in surplus or deficiency.

c) Grounds and methods for recording entries

Based on relevant accounting records (goods-received notes, goods-dispatch notes, etc.), entries of the book of materials, devices, products and goods shall be recorded as follows:

+ Columns A, B: Reference number and date of the supporting document are specified.

+ Column C: Content of the business operation is specified to serve the review, examination and verification of information on inventory, where necessary.

+ Column D: Unit of materials, devices, products and goods.

+ Column 1: Unit price of materials, devices, products and goods received, delivered and in stock is specified. The unit price of each type of materials, devices, products and goods received shall be based on the invoice or goods-received note.

The unit price of each type of materials, devices, products and goods delivered shall be determined adopting the weighted average method or “first in, first out” method. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Average unit price of a type of materials, devices, products and goods delivered

=

 (Value of opening inventory + value of materials, devices, products or goods received during the period)

 (Quantity of opening inventory + quantity of materials, devices, products or goods received during the period)

 (+) “First in, first out method” (FIFO): This method assumes that inventory purchased or manufactured first is sold first and the value of closing inventory is the value of those purchased or manufactured near the end of the accounting period. According to this method, the value of delivered inventory shall apply prices of inventory purchased at or near the beginning of the accounting period; the value of closing inventory shall apply prices of inventory purchased at or near the end of the accounting period.

+ Column 2: Quantity of materials, devices, products and goods received is specified.

+ Column 3: The value (amount) of materials, devices, products and goods received (column 3 = column 1 x column 2) is specified.

+ Column 4: Quantity of materials, devices, products and goods delivered is specified.

+ Column 5: The value (amount) of materials, devices, products and goods delivered (column 5 = column 1 x column 4) is specified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Column 7: The value (amount) of materials, devices, products and goods in stock is specified.

2.3. Book of business expenses (Form No. S3-HKD)

a) The book of business expenses is opened to record business expenses of each of its business locations, including labour expenses, electricity expenses, water expenses, telecommunication service expenses, warehouse and business premises rental expenses, administrative expenses, and other expenses.

b) Grounds and methods for recording entries

Based on relevant accounting records, entries of the book of business expenses shall be recorded as follows:

- Column A: Date of recording the entry is specified.

- Columns B, C: Reference number and date of the supporting document are specified;

- Column D: Description of the business operation is specified;

- Column 1: Total business expenses are specified;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4. Monitoring book of payment of taxes to state budget (Form No. S4-HKD)

a) The monitoring book of payment of taxes to state budget is opened to monitor taxes and fees, etc., amounts payable, amounts paid and outstanding amounts payable to state budget of a household business or individual business. This book is opened to record each type of taxes such as VAT, personal income tax, etc.

b) Information/figures in the monitoring book of payment of taxes to state budget shall be used as the basis for the tax authority to determine whether or not a household business or individual business has made exact, sufficient and timely payment of taxes and fees, etc. to state budget in accordance with regulations of law on taxation.

c) Grounds and methods for recording entries

Based on relevant supporting documents, entries of the monitoring book of payment of taxes to state budget shall be recorded as follows:

+ Columns A, B: Reference number and date of the supporting document are specified. Supporting documents include tax returns, slips of payment to state budget enclosed with payment note or bank’s debit note, etc.

+ Column C: Content of the business operation is specified to serve the review, examination and verification of information on tax amounts payable, tax amounts paid, and outstanding tax amounts payable, where necessary.

+ Opening balances: the opening balance (carried forward from the previous period) of tax amounts payable shall be specified in column 1; that of the tax amounts paid shall be specified in column 2.

+ Column 1: reflecting the tax amounts payable to state budget by the household business or individual business in accordance with regulations of law on taxation. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The amount of personal income tax of employees payable shall equal the amount specified in the "total" line of Column 16 (“Personal income tax payable”) in the salary and income payment worksheet.

The personal income tax amount payable of the owner of the household business or individual business shall equal the revenues from supply of goods/services in the sales book multiplied (x) by the corresponding rate (%) of personal income tax prescribed for each business line.

+ Column 2: reflecting the tax amounts paid to state budget by the household business or individual business. Supporting documents of this entry are slips of payment to state budget enclosed with payment notes or bank’s debit notes. If the tax amount paid by a household business or individual business is greater than the tax amount payable, the difference shall be also specified in this column.   

2.5. Monitoring book of payment of salaries and salary-based contributions of employees (Form No. S5-HKD)

a) The monitoring book of payment of salaries and salary-based contributions of employees is opened to monitor the amount payable, amount paid and outstanding amount payable of salaries and salary-based contributions of employees.

b) Information on this monitoring book shall be used the basis for the social insurance agency to determine the payment of social insurance, health insurance and unemployment insurance amounts, etc. by the household business or individual business in accordance with regulations of law on insurance.

c) Grounds and methods for recording entries

Based on relevant supporting documents, entries of the monitoring book of payment of salaries and salary-based contributions of employees shall be recorded as follows:

+ Column A: Date of accounting record of salaries and salary-based contributions is specified.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Column D: Content of the business operation is specified to serve the review, examination and verification of information on amounts payable, amounts paid, and outstanding amounts payable of salaries and salary-based contributions of employees, where necessary.

+ Columns 1, 2, 3: reflecting amounts payable, amounts paid, and outstanding amounts payable of salaries and incomes of employees. Column 1 shall be specified according to the figures in Column 18 of the salary and income payment worksheet. Column 2 shall be specified according to supporting document (payment note or bank’s debit note), and column 3 shall be the difference between column 1 and column 2.

+ Columns 4, 5, 6: reflecting amounts payable, amounts paid, and outstanding amounts payable of social insurance contributions of employees. Column 4 is total amount of social insurance contributions payable (including the amount deducted from an employee's salary and that recorded as business expenses of the household business or individual business). Column 5 is specified according to the payment note or bank’s debit note of social insurance contributions. Column 6 is the difference between Column 4 and Column 5.

+ Columns 7, 8, 9: reflecting amounts payable, amounts paid, and outstanding amounts payable of health insurance contributions of employees. Column 7 is total amount of health insurance contributions payable (including the amount deducted from an employee's salary and that recorded as business expenses of the household business or individual business). Column 8 is specified according to the payment note or bank’s debit note of health insurance contributions. Column 9 is the difference between Column 7 and Column 8.

+ Columns 10, 11, 12: reflecting amounts payable, amounts paid, and outstanding amounts payable of unemployment insurance contributions of employees. Column 10 is total amount of unemployment insurance contributions payable (including the amount deducted from an employee's salary and that recorded as business expenses of the household business or individual business). Column 11 is specified according to the payment note or bank’s debit note of unemployment insurance contributions. Column 12 is the difference between Column 10 and Column 11.

If a household business or individual business modifies the form of salary and income payment worksheet to meet its actual conditions, it shall comply with these guidelines for recording entries of accounting book.

2.6. Cash fund book (Form No. S6-HKD)

a) The cash fund book is opened to monitor cash collections and payments in VND.

b) This book is opened for the cashier.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Entries of the cash fund book shall be recorded according to receipts and payment notes.

Beginning cash balance (carried forward from the end of the previous period) shall be recorded in Column 3.

- Column A: Date of recording is specified.

- Column B: Date of the receipt or payment note is specified.

- Columns C, D: Reference number of the receipt or payment note is specified in ascending and chronological order.

- Column E: The content of the economic operation of the receipt or payment note is specified.

- Column 1: Amount deposited to the cash fund.

- Column 2: Amount of the cash fund spent.

- Column 3: Balance of the fund. The balance of the fund must match the cash amount of the fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The book of bank deposits is opened to monitor deposits at each bank sorted by account numbers of the household business or individual business (a separate book may be opened to monitor transactions of each account number at each bank).

b) Grounds and methods for recording entries

Entries of the book of bank deposits are recorded according to debit notes, credit notes or bank statements.

Beginning balance of bank deposits (carried forward from the end of the previous period) shall be recorded in Column 3.

Column A: Date of recording entry is specified.

Columns B, C: Reference number and date of the supporting document (debit note or credit note) are specified.

Column D: Summary of the contents of the document.

Column 1: Amount deposited to the bank.

Column 2: Amount withdrawn from the bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the end of each month: The remaining balance maintained at the bank is calculated by subtracting amounts deposited from amounts withdrawn from the bank. The balance on the book of bank deposits shall be compared with the balance maintained at the bank where the account of the household business or individual business is opened for determining whether there is any deficiency or surplus.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 88/2021/TT-BTC ngày 11/10/2021 hướng dẫn chế độ kế toán cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


190.641

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:412::2
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!