Mẫu bản tường trình sự việc đúng chuẩn? Tải về? Bản tường trình sự việc gồm những thành phần nào?
Mẫu bản tường trình sự việc đúng chuẩn? Tải về?
Bản tường trình là loại văn bản được sử dụng khi có một sự việc nào đó xảy ra mà người viết có trực tiếp tham gia hoặc trông thấy và cần phải trình bày sự việc đó một cách rõ ràng, khách quan dưới góc nhìn cá nhân nhằm mục đích giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nắm rõ được sự việc, qua đó tìm đến hướng giải quyết phù hợp.
Tham khảo mẫu bản tường trình sự việc đúng chuẩn dưới đây:
Tải mẫu bản tường trình sự việc đúng chuẩn tại đây => Tải về
*Mẫu bản tường trình sự việc đúng chuẩn trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu bản tường trình sự việc đúng chuẩn? Tải về? (Hình từ Internet)
Bản tường trình sự việc gồm những thành phần nào?
Bản tường trình sự việc gồm những thành phần sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình
- Tên văn bản (Tường trình về sự việc gì)
- Kính gửi (Ghi cụ thể cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận bản tường trình sự việc)
- Thông tin của người viết bản tường trình: Ghi rõ họ và tên, ngày/tháng/năm, quê quán, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp,... đúng như trên CCCD
- Nội dung chính của bản tường trình thường sẽ bao gồm các nội dung sau:
+ Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc
+ Các cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc
+ Người làm chứng
+ Diễn biến, tình tiết diễn ra của sự việc
+ Nguyên nhân dẫn đến sự việc đó: có thể bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
+ Mức độ thiệt hại (nếu có)
+ Trách nhiệm của người viết bản tường trình (Tôi xin cam đoan những điều ghi trên tường trình là hoàn toàn chính xác. Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm)
+ Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết).
Lưu ý: Về thể thức văn bản hành chính, được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
Ngoài các thành phần trên, văn bản hành chính còn có thể bổ sung các thành phần khác bao gồm:
- Phụ lục.
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Kiểu giấy và phông chữ được quy định của văn bản hành chính là gì?
Căn cứ theo Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP ( Tải về) quy định như sau:
Phần I
THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).
2. Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.
3. Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.
4. Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.
5. Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.
6. Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục này.
7. Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
II. CÁC THÀNH PHẦN THỂ THỨC CHÍNH
1. Quốc hiệu và Tiêu ngữ
a) Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”: Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
b) Tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”: Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được canh giữa dưới Quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-), có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
...
Như vậy, theo quy định được nêu trên thì Kiểu giấy được quy định của văn bản hành chính là khổ A4 (210 mm x 297 mm)
Phông chữ được quy định của văn bản hành chính là Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Pháp lệnh 08/2025/UBTVQH15 sửa các Pháp lệnh về thủ tục tố tụng và xử lý hành chính ra sao?
- Đã có Quyết định 1245/QĐ-CT Kế hoạch cải cách hành chính của Cục Thuế năm 2025 ban hành ngày 26/5/2025?
- Khi sáp nhập Bình Dương vào TP Hồ Chí Minh, phường Dĩ An tỉnh Bình Dương có được giữ nguyên không?
- Phường Phú An TP Hồ Chí Minh được sáp nhập từ những phường nào? UBND phường mới hình thành từ việc sáp nhập có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Thủ tục đổi con dấu doanh nghiệp sau sáp nhập? Việc giao nộp con dấu cũ được thực hiện tại địa điểm vào?