Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?
Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào?
Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy:
a) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC30);
b) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC31);
c) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
d) 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
...
Như vậy, mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xin cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy được quy định theo Mẫu PC31 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại đây.
Lưu ý: Ngoài bản khai kinh nghiệm công tác thì trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy còn cần có các loại giấy tờ sau đây:
(1) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC30); TẢI VỀ
(2) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
(3) 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ Mẫu PC31 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thì việc ghi bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được hướng dẫn cụ thể như sau:
Mục (1): Số thứ tự;
Mục (2): Ghi rõ từ tháng, năm... đến tháng, năm...;
Mục (3): Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức đã hoạt động;
Mục (4): Ghi rõ tên công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và nội dung hoạt động phòng cháy và chữa cháy (thiết kế hoặc thẩm định hoặc thi công hoặc giám sát về phòng cháy và chữa cháy);
Vai trò hoạt động (chủ trì hay tham gia).
Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy gồm những loại chứng chỉ nào?
Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy
1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy:
a) Bằng tiến sĩ ngành phòng cháy và chữa cháy;
b) Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
c) Bằng cử nhân và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
d) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phòng cháy và chữa cháy.
2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
b) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy: Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.
3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy do cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;
...
Như vậy, theo quy định, chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
(1) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
(2) Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy;
(3) Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;
(4) Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;
(5) Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?