Mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh dịp Tết mới nhất? Cách viết cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh?
Mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh dịp Tết mới nhất?
Tham khảo mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh dịp Tết dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh dịp Tết
Cách viết cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh?
Tham khảo cách viết cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh dưới đây:
Phần đầu: Ghi quốc hiệu, tiêu ngữ, kính gửi ban giám hiệu, thầy/ cô chủ nhiệm... thông tin cá nhân (họ và tên, lớp...) Phần nội dung: cam kết thực hiện những quy định sau: 1. Không sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại pháo bao gồm cả pháo nổ, pháo hoa lễ hội, que phát sáng, pháo điện trang trí trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như cưới xin, khai trương, lễ tết... 2. Không mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đồ chơi nguy hiểm và các loại pháo dưới mọi hình thức. 3. Có tinh thần phát hiện, tố cáo các trường hợp nghi vấn, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, đồ chơi nguy hiểm bị cấm, pháo các loại. 4. Tích cực tuyên truyền cho gia đình, cộng đồng và bạn bè cùng lứa tuổi tuân thủ các quy định của Pháp luật về việc không tàng trữ, mua bán, sử dụng pháo và các chất gây nổ khác. Phần cuối: lời hứa sẽ thực hiện nội dung cam kết và chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và pháp luật. - Ký tên |
Mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh dịp Tết mới nhất? Cách viết cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh? (Hình từ internet)
Lưu ý: Theo Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
...
a) Thuốc pháo nổ là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo nổ, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra áp suất lớn gây ra tiếng nổ;
...
Như vậy, Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
Thuốc pháo nổ là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo nổ, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra áp suất lớn gây ra tiếng nổ.
Việc vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định việc vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ thực hiện theo quy định sau đây:
- Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp pháo hoa nổ thì được phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
- Việc vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ thực hiện theo quy định sau đây:
+ Phải có giấy phép vận chuyển hoặc mệnh lệnh vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền;
+ Người và phương tiện chuyên dùng vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ phải đáp ứng yêu cầu về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định;
+ Sử dụng phương tiện chuyên dùng bảo đảm điều kiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;
+ Không được chở pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ, phụ kiện bắn pháo hoa nổ và người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
+ Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết và có phương án bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, mất.
>> Tự chế pháo nổ tại nhà dịp Tết Nguyên đán 2025 được không? Tự chế pháo nổ bị xử lý thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy lớp 10?
- Đấu tranh giai cấp là gì? Nguyên nhân đấu tranh giai cấp? Mục tiêu của môn học triết học Mác Lênin theo quy định pháp luật?
- Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Nghị định 163 thực hiện như thế nào?
- Cách tính năm cá nhân 2025? Hướng dẫn cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Mẫu Kế hoạch xem xét thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất? Thời điểm quyết định kỷ luật đảng viên có hiệu lực?