Mang thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản? Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là như thế nào? Có thể kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay không?
Mang thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản?
Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con được quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con thường sẽ là 06 tháng và được nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Thông thường thời gian dự sinh là khi thai 40 tuần. Như vậy từ tuần thai thứ 32, lao động nữ có thể xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Mang thai bao nhiêu tuần thì được nghỉ thai sản? Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là như thế nào? Có thể kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay không?(Hình từ Internet)
Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:
Bảo vệ thai sản
...
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quy định này nhằm để bảo vệ thai nhi và người lao động nữ trong hai trường hợp:
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Theo đó, chế độ cho người lao động nghỉ sớm 1 tiếng trong thời gian mang thai đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng chỉ áp dụng đối với một số trường hợp mà không áp dụng đối với tất cả người lao động nữ mang thai.
Ngoài ra, người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng cũng được phép nghỉ 60 phút mỗi ngày theo quy định tại khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
4. Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Như vậy, đối với các trường hợp khác không rơi vào khoản 2 Điều 137 Bộ Luật Lao động 2019, thì người lao động nữ tuy không được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng nhưng có thời gian nghỉ 1 tiếng hằng ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi mà vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Có thể kéo dài thời gian nghỉ thai sản hay không?
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vây, người lao động nữ sao khi nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thông thường mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ thì được nghỉ từ 05 ngày đến 10 ngày và mức lương bằng 30% lương cơ sở.
Ngoài ra, trường hợp người lao động muốn nghỉ thêm có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động cho phép nghỉ không hưởng lương hoặc hưởng chế độ đãi ngộ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?