Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được cấp cho đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đúng không? Cấu trúc ra sao?
Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được cấp cho đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đúng không? Cấu trúc ra sao?
Tại điểm b khoản 2 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về đối tượng được cấp mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác gồm:
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:
a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.
...
Đồng thời tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về cấu trúc mã số thuế 13 chữ số và ký tự như sau:
Cấu trúc mã số thuế
...
3. Phân loại cấu trúc mã số thuế
a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập).
b) Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
c) Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác theo quy định tại Điểm a, b, c, d, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có đầy đủ tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ thuế trước pháp luật được cấp mã số thuế 10 chữ số; các đơn vị phụ thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật của người nộp thuế nêu trên nếu phát sinh nghĩa vụ thuế và trực tiếp khai thuế, nộp thuế được cấp mã số thuế 13 chữ số.
...
Theo đó, mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được cấp cho đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có cấu trúc như sau:
Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được cấp cho đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đúng không? Cấu trúc ra sao? (hình từ internet)
Một đơn vị độc lập chuyển thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác thì được cấp Mã số thuế 13 chữ số đúng không?
Việc chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác được quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:
Đăng ký thuế trong trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động
...
2. Chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác
Một đơn vị độc lập chuyển thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác thì được cấp mã số thuế 13 chữ số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản mới. Đơn vị độc lập phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này. Đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Thông tư này. Đơn vị chủ quản phải kê khai bổ sung đơn vị phụ thuộc mới thành lập vào bảng kê các đơn vị phụ thuộc mẫu số BK02-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của đơn vị phụ thuộc, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế và Điều 8 Thông tư này.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị độc lập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này.
...
Như vậy, một đơn vị độc lập chuyển thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác thì được cấp Mã số thuế 13 chữ số theo mã số thuế của đơn vị chủ quản mới.
Doanh nghiệp có những đơn vị phụ thuộc nào?
Tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
Theo quy định này thì doanh nghiệp có hai đơn vị phụ thuộc gồm chi nhánh và văn phòng đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?