Mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm những tiêu chuẩn nào?
Mã QR trong hồ sơ thủ tục hành chính là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Mã QR (mã phản hồi nhanh, tên tiếng Anh là Quick Response Code) hồ sơ thủ tục hành chính: là mã vạch hai chiều được sử dụng để tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ hoặc thanh toán hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Theo đó, mã QR hay mã phản hồi nhanh, (tên tiếng Anh là Quick Response Code) hồ sơ thủ tục hành chính là mã vạch hai chiều được sử dụng để tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ hoặc thanh toán hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
Mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm những tiêu chuẩn nào?
Mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính phải bảo đảm những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 01/2023/TT-VPCP có quy định về việc áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính như sau:
Áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
1. Việc áp dụng cung cấp mã QR trong tiếp nhận thủ tục hành chính phải bảo đảm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005.
...
Như vậy, mã QR trong tiếp nhận thủ tục hành chính phải bảo đảm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005.
Tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005 có định nghĩa về mã QR code 2005 như sau:
QR code 2005 là một loại mã hình, dạng ma trận, gồm một tập hợp các môđun vuông danh định được sắp xếp thành Mẫu hình vuông, bao gồm một mẫu tìm kiếm đơn nhất đặt ở ba góc của mã vạch (đối với mã hình Micro QR code, thì chỉ đặt ở một góc) với mục tiêu trợ giúp việc xác định vị trí, kích cỡ và độ nghiêng của mã một cách dễ dàng.
QR code 2005 có nhiều kích cỡ khác nhau của mã được đưa ra, cùng với bốn mức độ sửa lỗi. Kích cỡ của môđun do người sử dụng tự tạo lập cho phép tạo mã bằng nhiều kĩ thuật khác nhau.
Mã QR code 2005 phải đáp ứng các tiêu chí như phạm vi áp dụng, tiêu chuẩn viện dẫn và tính phù hợp được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7322:2009.
Mã QR được đặt ở vị trí nào trên giấy tờ được xuất từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định như sau:
Áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
1. Việc áp dụng cung cấp mã QR trong tiếp nhận thủ tục hành chính phải bảo đảm theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009 (ISO/IEC 18004:2006) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005.
2. Mã QR được in ở góc trên bên trái của các giấy tờ được xuất bản từ dữ liệu của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân cung cấp các dữ liệu tối thiểu sau:
a) Mã số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính;
b) Mã thủ tục hành chính;
c) Mã định danh của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
d) Tên giấy tờ được xuất bản;
đ) Tên hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu;
e) Thời điểm xuất bản;
g) Trường hợp là Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về ngày hẹn trả kết quả;
h) Trường hợp là Kết quả giải quyết thủ tục hành chính, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về thời hạn, phạm vi có hiệu lực (nếu có).
Như vậy, mã QR được in ở góc trên bên trái của các giấy tờ được xuất bản từ dữ liệu của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân đồng thời cung cấp các dữ liệu sau:
- Mã số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính;
- Mã thủ tục hành chính;
- Mã định danh của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
- Tên giấy tờ được xuất bản;
- Tên hệ thống thông tin cung cấp dữ liệu;
- Thời điểm xuất bản;
- Trường hợp là Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về ngày hẹn trả kết quả;
- Trường hợp là kết quả giải quyết thủ tục hành chính, mã QR có cung cấp thêm dữ liệu về thời hạn, phạm vi có hiệu lực (nếu có).
Thông tư 01/2023/TT-VPCP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/5/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?
- Chi tiết lịch nghỉ Tết ngân hàng Sacombank 2025? Trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong bảo vệ quyền lợi của khách hàng?
- Lịch nghỉ Tết Techcombank 2025 như thế nào? Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm của ngân hàng mới nhất?
- Lịch nghỉ Tết ngân hàng VPBank 2025 mới nhất? Đi làm dịp tết Âm lịch 2025 được trả lương thế nào?