Mã PIN và mã BIN trong hoạt động ngân hàng có điểm gì khác nhau? Mã BIN được quản lý như thế nào?
Mã PIN và mã BIN trong hoạt động ngân hàng có gì khác nhau?
Mã PIN và mã BIN là các khái niệm đặc thù trong hoạt động ngân hàng hay nói rõ hơn là hoạt động vè thẻ ngân hàng.
Mã PIN được hiểu theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN là Mã số xác định chủ thẻ (Personal Identification Number - viết tắt là PIN) là mã số mật được Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT) cấp cho chủ thẻ lần đầu và sau đó chủ thẻ thay đổi theo quy trình được xác định để sử dụng trong các giao dịch thẻ.
Mã BIN được hiểu theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN là Mã tổ chức phát hành thẻ (Bank Identification Number - viết tắt là BIN) là một dãy chữ số bao gồm: BIN xác định TCPHT theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) tại Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng, BIN do Tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT) cấp và BIN của quốc gia khác. Trường hợp thẻ có BIN do TCTQT cấp hoặc thẻ có BIN của quốc gia khác, việc cấp, sử dụng và quản lý BIN được thực hiện theo quy định của TCTQT hoặc quốc gia cấp BIN đó.
Như vậy, mã PIN và BIN khác nhau ở nhiều điểm nhưng điểm nổi bật để phân biệt là:
(1) Mã PIN là mã được TCPHT cấp cho khách hàng nhằm giúp khách hàng bảo mật thẻ của mình trong quá trình sử dụng. Trong khi đó, mã BIN là mã mà TCPHT được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và để xác định TCPHT.
(2) Trong hoạt động ngân hàng thì ngân hàng sẽ có quy định riêng về việc đặt mã PIN ATM. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện nay đều thống nhất là mã PIN nên ngắn để khách hàng dễ nhớ và các giao dịch cũng nhanh hơn. Do đó, mã PIN ATM có 4 hoặc 6 số tùy ngân hàng phát hành thẻ.
Ngược lại, theo quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 38/2007/QĐ-NHNN thì mã BIN được cấu tạo là một dãy số có 6 chữ số theo chuẩn ISO/IEC 7812-1:2006(E) của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế và Tổ chức Kỹ thuật điện Quốc tế ban hành năm 2006, có định dạng 9704xx, trong đó:
+ 04 chữ số đầu tiên của mã BIN phản ánh mã quốc gia của tổ chức phát hành thẻ thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ tại Việt Nam.
+ 02 chữ số cuối cùng bắt đầu từ số 00 cho đến số 99 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho từng tổ chức phát hành thẻ.
Mã PIN và mã BIN trong hoạt động ngân hàng có gì khác nhau? (Hình ảnh từ Internet)
Mã BIN được cấu tạo trong số thẻ ngân hàng như thế nào?
Các con số trên thẻ ngân hàng thông thường được chia làm 4 phần. Với mỗi phần sẽ đại diện cho các thông tin quy định khác nhau của loại thẻ đó. Ý nghĩa các chữ số trên thẻ cụ thể như sau:
+ 4 chữ số đầu: Mã BIN đặt theo quy định của Nhà nước.
+ 2 chữ số tiếp theo: Mã của ngân hàng.
+ 8 chữ số tiếp theo nữa: Mã CIF của khách hàng.
+ Các chữ số còn lại: Mã khách hàng dùng để phân biệt tài khoản người dùng khác nhau.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng khác nhau có riêng một mã BIN để phân biệt. Đồng thời trên số thẻ ATM ngân hàng thông qua mã BIN còn có thể biết được các giao dịch liên kết giữa các ngân hàng.
Như vậy, mã BIN được cấu tạo ở 4 chữ số đầu của số thẻ ngân hàng.
Một số đầu số thẻ (mã BIN) các ngân hàng tại Việt Nam do nhà nước Việt Nam cấp:
STT | Tên tổ chức phát hành thẻ | Đầu số thẻ (Mã BIN) |
1 | Ngân hàng TMCP Đông Á | 970406 |
2 | Ngân hàng TMCP Quốc Dân | 970419 |
3 | Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Dầu Khí Toàn Cầu | 970408 |
4 | Ngân hàng TMCP Bắc Á | 970409 |
5 | Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Standard Chartered | 970410 |
6 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín | 970403 |
7 | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương | 970400 |
8 | Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam | 970412 |
9 | Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Đại Dương | 970414 |
10 | Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam | 970407 |
11 | Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam | 970415 |
12 | Ngân hàng TMCP Á Châu | 970416 |
13 | Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam | 970418 |
14 | Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam | 970405 |
15 | Ngân hàng Liên doanh Việt Nga | 970421 |
16 | Ngân hàng TMCP Quân Đội | 970422 |
17 | Ngân hàng TMCP Tiên Phong | 970423 |
18 | Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Shinhan Việt Nam | 970424 |
19 | Ngân hàng TMCP An Bình | 970425 |
20 | Ngân hàng TMCP Hàng Hải | 970426 |
Mã BIN bị thu hồi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 38/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 26/2019/TT-NHNN thì ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu hồi mã BIN đã cấp cho tổ chức phát hành thẻ khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
- Khi phát hiện thông tin, chứng cứ trong hồ sơ xin cấp mã BIN không chính xác hoặc sai lệch;
- Tổ chức phát hành thẻ bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động;
- Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 38/2007/QĐ-NHNN mà tổ chức phát hành thẻ không đưa mã BIN vào sử dụng;
- Sau thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 38/2007/QĐ-NHNN mà tổ chức phát hành thẻ không có văn bản thông báo đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấm dứt sử dụng mã BIN không được lựa chọn trừ trường hợp quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 38/2007/QĐ-NHNN;
- Sử dụng mã BIN sai mục đích đã nêu tại đơn đề nghị cấp mã BIN.
Ngoài ra, văn bản thu hồi mã BIN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được gửi đến tổ chức phát hành thẻ, trừ trường hợp Tổ chức phát hành thẻ bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?