Ly thân có được quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con hay không? Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?
Ly thân được hiểu như thế nào? Ly thân có làm cho quan hệ hôn nhân chấm dứt không?
Về vấn đề này thì hiện nay chưa có một văn bản nào, hay quy định nào cụ thể về khái niệm ly thân là gì.
Ly thân có thể hiểu là việc hai vợ chồng tạm thời không sống chung với nhau do quan hệ tình cảm rạn nứt nhưng quan hệ hôn nhân và gia đình vẫn chưa chấm dứt. Chính vì vậy hai người vẫn là vợ chồng theo pháp luật.
Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.
Theo đó có thể thấy quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi vợ chồng ly hôn theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Dù cho cả hai người đã không còn quan hệ vợ chồng nhưng trên thực tế, về mặt pháp lý, quan hệ giữa vợ và chồng vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ, họ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và đối với con của mình.
Ly thân có được quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con hay không? Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục ly thân được thực hiện như thế nào?
Như đã nêu ở phía trên vì hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề ly thân, vì vậy mà các thủ tục ly thân không tồn tại.
Để thể hiện tình trạng ly thân, các cặp vợ chồng thường không sống chung với nhau nhưng vẫn giữ mối quan hệ vợ chồng trên pháp luật.
Ly thân có được yêu cầu cấp dưỡng nuôi con hay không?
Theo khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thì nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột; giữa vợ và chồng. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con như sau: Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con
Như vậy, việc yêu cầu cấp dưỡng chỉ xảy ra giữa cha, mẹ và con trong hai trường hợp sau đây:
- Cha mẹ không sống chung với con
- Sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Bên cạnh đó thì cha mẹ chỉ phải cấp dưỡng cho con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.
Do đó, khi không sống chung với con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Theo khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Từ quy định trên có thể thấy rằng, chỉ cần cha mẹ không sống chung với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình thì đều phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Do đó, dù ly hôn hay ly thân thì chỉ cần không sống cùng con đều phải thực hiện cấp dưỡng cho con trong các trường hợp trên.
Khi đó, việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần với mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?