Lượng kim loại nặng trong thực phẩm đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe là bao nhiêu?
- Lượng kim loại nặng trong thực phẩm đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe là bao nhiêu?
- Nên sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm có hàm lượng kim loại nặng là bao nhiêu để bảo vệ sức khỏe?
- Sử dụng phụ gia thực phẩm nhiễm chì và một trong các kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Lượng kim loại nặng trong thực phẩm đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 3.3 và 3.4 Mục I QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 02/2011/TT-BYT quy định như sau:
Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời (Provisional Tolerable Weekly Intake) (PTWI): lượng một chất ô nhiễm kim loại nặng được đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người (đơn vị tính: mg/kg thể trọng).
Cụ thể đối với từng loại kim loại nặng như sau:
Theo đó, thì lượng kim loại nặng trong thực phẩm đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe, đối với:
As là 0,015 PTWI; Cd 0,007 PTWI; Pb 0,025 PTWI; Hg 0,005 PTWI; MeHg 0,0016 PTWI; Sn 14 PTWI.
Lượng kim loại nặng trong thực phẩm đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe là bao nhiêu?
Nên sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm có hàm lượng kim loại nặng là bao nhiêu để bảo vệ sức khỏe?
Tại Mục II QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 34/2011/TT-BYT quy định như sau:
Theo đó, lượng kim loại nặng như chì và Cadmi trong hộp nhựa đựng thực phẩm thì phải dưới 100 µg/g thì mới đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Sử dụng phụ gia thực phẩm nhiễm chì và một trong các kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép;
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này."
Đối với từng loại thực phẩm khác nhau sẽ có một giới hạn nhiễm chì và các kim loại nặng cũng khác nhau, được xác định theo QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 02/2011/TT-BYT.
Nếu sử dụng phụ gia thực phẩm nhiễm chì và một trong các kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép sẽ bị xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Tuy nhiên mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân còn tổ chức sẽ gấp đôi (Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP). Ngoài ra phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm, trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm và buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm, thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?