Lực lượng công an nhân dân nào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa? Lực lượng công an nhân dân có phải tham gia bảo vệ mọi phiên tòa không?
- Lực lượng công an nhân dân nào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa?
- Lực lượng công an nhân dân có phải tham gia bảo vệ mọi phiên tòa không?
- Lực lượng công an xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ phiên tòa như thế nào?
- Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa chỉ được rời khỏi vị trí bảo vệ khi nào?
Lực lượng công an nhân dân nào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định như sau:
Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa
Đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp các cấp trong Công an nhân dân có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn các phiên tòa.
Như vậy, đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp các cấp trong Công an nhân dân có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn các phiên tòa.
Lực lượng công an nhân dân có phải tham gia bảo vệ mọi phiên tòa không?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc bảo vệ phiên tòa
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật;
2. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa và hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án.
3. Thực hiện theo kế hoạch, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, đúng thẩm quyền; chấp hành nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huy bảo vệ phiên tòa; không được rời vị trí bảo vệ khi chưa có lệnh của người chỉ huy.
5. Việc bảo vệ phiên tòa chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân.
Căn cứ vào các nguyên tắc bảo vệ phiên tòa nêu trên thì lực lượng bảo vệ phiên tòa chỉ thực hiện việc bảo vệ phiên toàn khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân.
Lực lượng công an nhân dân nào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa? (Hình từ Internet)
Lực lượng công an xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ phiên tòa như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định về xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ phiên tòa như sau:
Xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ phiên tòa
1. Đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp khi nhận được yêu cầu bảo vệ phiên tòa của Tòa án nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt. Việc xây dựng kế hoạch và nội dung kế hoạch như sau:
a) Trước khi xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa phải khảo sát thực tế, nắm vững tính chất, đặc Điểm của vụ án; mức độ tội phạm; số lượng bị cáo, người làm chứng và những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng và dự kiến số người tham dự phiên tòa; thời gian, địa Điểm xét xử, khí hậu, thời tiết; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nơi diễn ra phiên tòa, dư luận xã hội (nhất là các phiên tòa xét xử các vụ án phức tạp liên quan đến an ninh trật tự, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, khiếu kiện đông người) và những yếu tố khác có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa;
b) Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, đặc Điểm tình hình; phân công người chỉ huy chung; người chỉ huy bảo vệ trong phòng xử án, người chỉ huy bảo vệ khu vực ngoài phòng xử án; phân công cán bộ, chiến sĩ ở từng vị trí; bố trí lực lượng, trang bị phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, thời gian, địa Điểm; quy ước thông tin liên lạc; trách nhiệm phối hợp giữa các lực lượng; tổ chức thực hiện và những hoạt động cần thiết khác.
2. Căn cứ vào kế hoạch bảo vệ phiên tòa, đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xây dựng phương án bảo vệ trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt.
Nội dung phương án gồm dự kiến các tình huống có thể xảy ra và phương án xử lý các tình huống.
3. Đối với việc bảo vệ phiên tòa xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, trật tự thì phải thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ phiên tòa.
Như vậy, khi nhận được yêu cầu bảo vệ phiên tòa của Tòa án nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt.
Tùy theo đặc điểm của vụ án, mức độ tội phạm và số lượng bị cáo mà lực lượng công an sẽ xây dựng phương án bảo vệ phiên tòa thích hợp và trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt.
Đối với việc bảo vệ phiên tòa xét xử các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, trật tự thì phải thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ phiên tòa.
Việc triển khai kế hoạch, phương án và giao nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa anh có thể tham khảo từ Điều 7 đến Điều 10 Thông tư 13/2016/TT-BCA anh nha.
Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa chỉ được rời khỏi vị trí bảo vệ khi nào?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 13/2016/TT-BCA quy định như sau:
Kết thúc buổi, phiên tòa xét xử
1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa chỉ được rời khỏi vị trí bảo vệ sau khi Hội đồng xét xử, người tham dự phiên tòa, bộ phận áp giải, hộ tống đã ra khỏi khu vực xử án ít nhất là 15 phút, sau đó người chỉ huy bảo vệ phiên tòa kiểm tra quân số, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ ra lệnh cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa rời vị trí về đơn vị.
2. Công an xã, phường, thị trấn nơi diễn ra phiên tòa xử án tiếp tục duy trì an ninh, trật tự sau khi lực lượng bảo vệ phiên tòa và các lực lượng tham gia phối hợp rời khỏi khu vực xét xử. Không để thân nhân, đồng bọn bị cáo tụ tập hò hét, gây rối, đập phá gây mất trật tự.
Như vậy, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa chỉ được rời khỏi vị trí bảo vệ sau khi Hội đồng xét xử, người tham dự phiên tòa, bộ phận áp giải, hộ tống đã ra khỏi khu vực xử án ít nhất là 15 phút, sau đó người chỉ huy bảo vệ phiên tòa kiểm tra quân số, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ ra lệnh cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa rời vị trí về đơn vị.
Công an xã, phường, thị trấn nơi diễn ra phiên tòa xử án tiếp tục duy trì an ninh, trật tự sau khi lực lượng bảo vệ phiên tòa và các lực lượng tham gia phối hợp rời khỏi khu vực xét xử. Không để thân nhân, đồng bọn bị cáo tụ tập hò hét, gây rối, đập phá gây mất trật tự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?