Lực lượng Công an nhân dân bao gồm những đối tượng nào? Thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Pháp luật quy định lực lượng Công an nhân dân bao gồm những đối tượng nào?
Thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân cần tuân thủ nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 17 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân
1. Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công an;
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
d) Công an xã, phường, thị trấn.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.
3. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập đồn, trạm Công an và đơn vị độc lập bố trí tại những địa bàn cần thiết.
Theo đó, căn cứ trên quy định lực lượng Công an nhân dân được tổ chức như sau:
+ Bộ Công an;
+ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
+ Công an xã, phường, thị trấn.
Thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng Công an nhân dân cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Thông tư 126/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động điều tra hình sự. Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm dân chủ đi đôi với trật tự, kỷ cương, điều lệnh Công an nhân dân, không xâm phạm đến hoạt động của cơ quan tư pháp.
3. Nghiêm cấm lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; cản trở hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cần tuân thủ 03 nguyên tắc sau đây khi thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của Công an nhân dân, gồm:
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật trong hoạt động điều tra hình sự. Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Bảo đảm dân chủ đi đôi với trật tự, kỷ cương, điều lệnh Công an nhân dân, không xâm phạm đến hoạt động của cơ quan tư pháp.
+ Nghiêm cấm lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; cản trở hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu bảo đảm dân chủ trong tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an nhân dân được quy định ra sao?
Theo Điều 8 Thông tư 126/2020/TT-BCA quy định như sau:
Bảo đảm thực hiện dân chủ trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
1. Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
2. Khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm (kể cả khi tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm), nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền xác minh, khởi tố, điều tra của cơ quan mình thì ra Quyết định phân công giải quyết hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời, thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin, tố giác tội phạm biết theo quy định của pháp luật.
3. Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ quan Công an nhân dân trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm cần đảm bảo thực hiện dân chủ như sau:
+ Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
+ Khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm (kể cả khi tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm), nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền xác minh, khởi tố, điều tra của cơ quan mình thì ra Quyết định phân công giải quyết hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời, thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin, tố giác tội phạm biết theo quy định của pháp luật.
+ Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?