Lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan nào thành lập?
- Lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan nào thành lập?
- Để được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Chi phí cho hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia gồm những chi phí nào?
Lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan nào thành lập?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 18 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về lực lượng bảo vệ công trình quan trọng như sau:
Lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
1. Lực lượng bảo vệ của Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, có trách nhiệm bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do Bộ Công an trực tiếp quản lý và các công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Lực lượng bảo vệ của Bộ Quốc phòng, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, có trách nhiệm bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do quốc phòng trực tiếp quản lý.
3. Lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập theo hướng dẫn của Bộ Công an;
Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình mà có thể thành lập phòng, ban hoặc tổ bảo vệ cho phù hợp. Đối với cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức bảo vệ theo ngành dọc thì lực lượng bảo vệ cấp cơ sở phải chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu đơn vị mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan công an và tổ chức bảo vệ cấp trên.
Theo đó, lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia sẽ do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thành lập.
Lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình, do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó quyết định thành lập theo hướng dẫn của Bộ Công an;
Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình mà có thể thành lập phòng, ban hoặc tổ bảo vệ cho phù hợp.
Đối với cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức bảo vệ theo ngành dọc thì lực lượng bảo vệ cấp cơ sở phải chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu đơn vị mình, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan công an và tổ chức bảo vệ cấp trên.
Lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan nào thành lập? (Hình từ Internet)
Để được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 126/2008/NĐ-CP thì người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình:
(1) Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có trình độ học vấn từ trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên;
(2) Có lý lịch rõ ràng; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự;
(3) Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của công tác bảo vệ công trình;
(4) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;
(5) Có sức khoẻ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.
Chi phí cho hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia gồm những chi phí nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Kinh phí bảo đảm hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
1. Đối với công trình đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng: kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ công trình được bố trí trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng: kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ công trình được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức hoặc tính vào chi phí kinh doanh, dịch vụ của cơ quan, tổ chức đó.
3. Kinh phí hỗ trợ đào tạo, huấn luyện lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
4. Chi phí cho hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, bao gồm:
a. Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có); khen thưởng và các khoản chi phí khác cho lực lượng bảo vệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b. Tổ chức khảo sát, thẩm tra, đánh giá, thẩm định và các chi phí cần thiết khác cho công tác thẩm định danh mục quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
c. Trụ sở làm việc, nhà ở tập thể của lực lượng bảo vệ;
d. Tổ chức diễn tập, huấn luyện;
đ. Mua sắm trang phục và trang thiết bị cần thiết cho lực lượng bảo vệ.
5. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, tổ chức thực hiện lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy, chi phí cho hoạt động bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, bao gồm:
(1) Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có); khen thưởng và các khoản chi phí khác cho lực lượng bảo vệ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
(2) Tổ chức khảo sát, thẩm tra, đánh giá, thẩm định và các chi phí cần thiết khác cho công tác thẩm định danh mục quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
(3) Trụ sở làm việc, nhà ở tập thể của lực lượng bảo vệ;
(4) Tổ chức diễn tập, huấn luyện;
(5) Mua sắm trang phục và trang thiết bị cần thiết cho lực lượng bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt chủ trương thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản trang thiết bị của cơ quan đơn vị theo Nghị định 138?
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?