Luật sư hành nghề có cần gửi báo cáo định kỳ đến Sở Tư pháp không? Nội dung báo cáo định kỳ của luật sư bao gồm những gì?
Luật sư là ai?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 thì định nghĩa về luật sư như sau:
"Điều 2. Luật sư
Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)."
Luật sư hành nghề có cần gửi báo cáo định kỳ đến Sở Tư pháp không? Nội dung báo cáo định kỳ của luật sư bao gồm những gì?
Luật sư hành nghề có cần gửi báo cáo định kỳ đến Sở Tư pháp không? Nội dung báo cáo định kỳ của luật sư bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Thông tư 05/2021/TT-BTP về chế độ báo cáo định kỳ của luật sư hành nghề như sau:
"Điều 23. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hằng năm, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động của mình gửi Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư hoặc nơi đăng ký hành nghề của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động luật sư gửi Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.
Thời gian gửi báo cáo năm của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam chậm nhất vào ngày 05 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thực hiện việc cập nhật số liệu về tổ chức, hoạt động định kỳ 06 tháng theo biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp; báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của mình theo yêu cầu của Bộ Tư pháp hoặc Sở Tư pháp."
Bên cạnh đó, nội dung báo cáo định kỳ của luật sư được quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư 05/2021/TT-BTP như sau:
"Điều 24. Nội dung báo cáo
...
3. Báo cáo của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
b) Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân;
c) Đề xuất, kiến nghị."
Như vậy, định kỳ hằng năm, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có trách nhiệm lập báo cáo về tổ chức và hoạt động của mình gửi Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư hoặc nơi đăng ký hành nghề của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Nội dung báo cáo định kỳ có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tóm tắt tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
- Những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân;
- Đề xuất, kiến nghị.
Nghĩa vụ của luật sư trong việc báo cáo là gì?
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 05/2021/TT-BTP nghĩa vụ của luật sư trong việc báo cáo như sau:
"Điều 25. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong việc báo cáo và lập hồ sơ, sổ sách
1. Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại khoản 8 Điều 40 của Luật Luật sư, hướng dẫn tại Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này và Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.
Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ, sổ sách theo các mẫu quy định tại các khoản 35, 36, 37 và 38 Điều 26 của Thông tư này, theo quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ, sổ sách theo các mẫu quy định tại các khoản 35, 36 và 37 Điều 26 của Thông tư này, theo quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, kế toán, thống kê và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Thông tư này.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có trách nhiệm lập hồ sơ, sổ sách theo các mẫu quy định tại các khoản 35, 38, 39 và 40 Điều 26 của Thông tư này và theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có thể lập sổ sách điện tử. Khi hết năm, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư phải in, đóng thành quyển và đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật. Việc lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?