Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu tiền thì phải đi tù? Người phạm tội chấp hành tốt pháp luật thì được miễn chấp hành hình phạt không?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu tiền thì phải đi tù?
Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
Theo đó, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên thì có thể đi tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ. Cụ thể là, chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tuy nhiên, người nào lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 2.000.000 đồng vẫn có thể bị phạt tù nếu:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Ngoài ra, tùy theo mức độ phạm tội, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể:
- Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu phạm tội tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015;
- Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội tại khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015;
- Bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao nhiêu tiền thì phải đi tù? (hình từ internet)
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chấp hành tốt pháp luật thì được miễn chấp hành hình phạt hay không?
Căn cứ theo Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau:
Miễn chấp hành hình phạt
...
2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị kết án đã lập công;
b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
...
4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
...
Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chấp hành tốt pháp luật có thể được miễn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
- Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được miễn hình phạt thì có án tích hay không?
Căn cứ theo Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xóa án tích như sau:
Xóa án tích
1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Theo quy định nêu trên, người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được miễn hình phạt thì không bị coi là có án tích.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trend cơm nước gì chưa người đẹp là gì? Đu trend người đẹp chuẩn Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội như thế nào?
- Lịch thi tuyển sinh lớp 10 Bình Phước 2025? Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2025 Bình Phước như thế nào?
- Văn khấn ngày rằm, mùng 1 hàng tháng? Cúng ngày rằm, mùng 1 hàng tháng có phải mê tín dị đoan không?
- Thủ tục công nhận Ban quản trị nhà chung cư theo Quyết định 891 thực hiện ở cấp huyện như thế nào?
- Biển R411 là biển gì? Lỗi R411 là gì? Lỗi R411 xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền 2025 theo Nghị định 168? Vạch 9.3 là gì?