Lũ lịch sử là gì? Dự báo mực nước lũ cao vượt lũ lịch sử phải xếp vào rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi nào?
Lũ lịch sử là gì?
Tại Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành giải thích về lũ bất thường như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
25. Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó:
a) Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được;
b) Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc;
c) Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quy định tại khoản 27 Điều này hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.
...
Theo đó, lũ lịch sử được hiểu là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.
Lũ lịch sử là gì? Dự báo mực nước lũ cao vượt lũ lịch sử phải xếp vào rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi nào? (hình từ internet)
Dự báo mực nước lũ cao vượt lũ lịch sử phải xếp vào rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi nào?
Tại Điều 45 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành đề cập như sau:
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt
...
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 xảy ra khi dự báo mực nước lũ cao từ báo động 3 cộng 0,3 m đến lũ lịch sử tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 4.
5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 xảy ra khi dự báo mực nước lũ cao vượt lũ lịch sử tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 4.
6. Danh sách các trạm thủy văn thuộc các khu vực 1, khu vực 2, khu vực 3 và khu vực 4 được quy định chi tiết tại Phụ lục XIII Quyết định này.
7. Trường hợp trong khu vực dự báo có nhiều vùng có cấp độ rủi ro thiên tai ở các mức khác nhau thi lấy cấp độ rủi ro theo mức cao nhất.
8. Những nơi có công trình phòng, chống lũ, mức lũ lịch sử được thay bằng mức lũ thiết kế.
9. Căn cứ nhu cầu thực tế về công tác phòng, chống thiên tai, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định cấp độ rủi ro thiên tai cho các trạm thủy văn (vị trí báo lũ) trên địa bàn quản lý chưa được quy định trong Quyết định này.
Theo đó, dự báo mực nước lũ cao vượt lũ lịch sử phải xếp vào rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi lũ xảy ra tại các trạm thủy văn thuộc khu vực 4.
Rủi ro thiên tai cấp độ 5 là gì? Rủi ro thiên tai được chia thành mấy cấp?
Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội (theo khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai 2013).
Dẫn chiếu đến Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành đề cập về cấp độ rủi ro thiên tai như sau:
Xác định cấp độ rủi ro thiên tai
1. Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
2. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.
3. Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định này).
4. Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.
Theo quy định này thì rủi ro thiên tai cấp 5 là cấp màu tím và được hiểu là rủi ro ở mức thảm họa.
Cũng theo quy định này, cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai, cụ thể như sau:
- Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp;
- Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;
- Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;
- Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;
- Cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên là gì? Ví dụ về phạm trù tất nhiên ngẫu nhiên? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn Triết học Mác Lênin?
- Khoản thu thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu gồm khoản thu nào?
- Ai có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát biển Việt Nam trong sạch vững mạnh? Cơ sở hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam?
- Ngoài Bộ Xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng còn có cơ quan nào? Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan?