Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Triệu chứng lâm sàng khi lợn mắc bệnh là gì? Có những loại bệnh nào ở lợn sẽ khiến người nuôi nhầm lẫn với bệnh tụ huyết trùng hay không? Câu hỏi của chị H từ Long An

Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất?

Theo tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm quy định về đặc điểm dịch tễ của bệnh tụ huyết trùng như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm ở nhiều loài động vật, phổ biến ở lợn, trâu, bò, gia cầm. Bệnh xảy ra thường ở thể cấp tính. Ở lợn, trâu, bò mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là sốt và viêm phổi; Lợn, trâu, bò mắc bệnh do P. multocida typ B với đặc trưng là xuất huyết, nhiễm trùng huyết; Gia cầm mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là tiêu chảy, phân lỏng;
- Động vật mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng. Trâu, bò thường mắc lúc 2 tuổi đến 3 tuổi; Lợn thường mắc lúc 16 tuần tuổi đến 18 tuần tuổi; Gia cầm thường mắc lúc 3 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi;
- Bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất là lúc thời tiết giao mùa, ở miền Bắc là lúc thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông; ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại;
- Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc, qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, động vật trung gian như chó, mèo, chuột, côn trùng, ruồi, muỗi, mòng ....
...

Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì động vật mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh Bệnh tụ huyết trùng. Lợn từ 16 tuần tuổi đến 18 tuần tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất.

Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất là lúc thời tiết giao mùa, ở miền Bắc là lúc thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông; ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lạị.

Lưu ý: Bệnh tụ huyết trùng sẽ lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc, qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, động vật trung gian như chó, mèo, chuột, côn trùng, ruồi, muỗi, mòng...

Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì triệu chứng lâm sàng của lợn khi mắc bệnh tụ huyết trùng được chia thành 03 thể sau:

(1) Thể cấp tính:

- Lợn sốt cao (có thể lên tới 42 °C), khó thở, thở thể bụng.

- Da ở vùng bụng, nách, bẹn có màu đỏ tím.

- Tỷ lệ chết có thể lên tới 40%.

(2) Thể bán cấp tính hay Thể á cấp tính:

- Thể bán cấp tính thường xảy ra ở lợn choai hoặc lợn ở giai đoạn xuất chuồng, từ 16 tuần đến 18 tuần tuổi.

- Lợn ho, thở thể bụng.

(3) Thể mạn tính:

- Thường xảy ra ở lợn từ 10 tuần đến 16 tuần tuổi.

- Triệu chứng đặc trưng là lợn ho dai dẳng, thở mạnh, sốt nhẹ hoặc sốt không điển hình.

Có thể nhầm lẫn giữa bệnh tụ huyết trùng ở lợn với nhưng loại bệnh nào?

Theo tiết 6.3.1 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì người nuôi cần chú ý phân biệt bệnh tụ huyết trùng với những bệnh sau:

(1) Bệnh dịch tả lợn cổ điển:

Do vi rút thuộc họ Flaviviridae, giống Pestivirus gây ra. Ban đầu lợn sốt cao (41 °C - 42 °C), phân táo; sau khi giảm sốt lợn tiêu chảy, phân thối khắm đặc trưng.

Niêm mạc dạ dày, ruột có nhiều mảng xuất huyết, loét, đặc trưng là nốt loét ở van hồi manh tràng. Hạch lâm ba sưng, xuất huyết (như vân đá hoa, nặng hơn thì thâm tím). Lách không sưng, phần rìa có nhồi huyết răng cưa. Thận xuất huyết điểm lan tràn hoặc thành đám trên bề mặt.

(2) Bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

Do vi rút thuộc họ Asfaviridae, giống Asfavirus gây ra. Bệnh tích đặc trưng của bệnh là các hạch lâm ba sưng, xuất huyết; Niêm mạc dạ dày, ruột xuất huyết; Lách sưng, xuất huyết nặng; Thận xuất huyết đinh ghim.

(3) Bệnh đóng dấu lợn:

Do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra. Trên da có những vết (dấu) đỏ hình vuông, hình tròn,... các vết này lúc đầu đỏ tươi, sau đỏ thẫm, tím bầm, khô lại thành vẩy. Van tim viêm, nhất là van 2 lá viêm ở thể loét, sùi. Khớp gối và khớp bàn chân viêm.

(4) Bệnh phó thương hàn lợn:

Do vi khuẩn Salmonella choleraesuis chủng Kunzendorf và Salmonella typhimurium gây nên. Lợn tiêu chảy. Ở phần tai, mõm, bụng và 4 chân của lợn có xuất huyết, sau dần chuyển sang màu xanh, vàng. Ở gan có hoại tử điểm, ruột già có nhiều vết loét.

(5) Bệnh viêm teo mũi ở lợn:

Do vi khuẩn Bordetella bronchiseptica hoặc vi khuẩn P. multocida typ D hoặc cả hai vi khuẩn này kết hợp gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là viêm mũi, xoang mũi gây teo xương mũi hoặc làm cong bã mía mũi làm cho mặt bị méo mó. Lợn từ 1 tuần đến 3 tuần tuổi là mẫn cảm nhất.

(6) Bệnh viêm phổi màng phổi:

Do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra. Lợn sốt cao (40,5 °C - 41 °C), có ho, phải há mồm ra để thở, có tư thế ngồi để thở. Màng phổi viêm có nhiều sợi tơ huyết (fibrin), có thể viêm dính vào phần sườn. Phổi viêm thành từng mảng, có tính chất đối xứng.

(7) Bệnh viêm phổi địa phương (bệnh suyễn lợn):

Do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Lợn thường gầy, ho, khó thở, không sốt cao (dưới 40 °C). Phổi viêm đối xứng, viêm từ thùy tim sang thùy đỉnh ở phía trước và thùy hoành ở phía sau.

Phổi bị viêm lúc đầu có màu đỏ, sau chuyển sang thâm, bề mặt bóng, bên trong có chất keo, tiếp sau phổi chắc lại như miếng thịt (phổi bị nhục hóa).

(8) Bệnh Glasser’s (bệnh viêm đa xoang) ở lợn:

Do vi khuẩn Haemophilus parasuis gây ra. Đặc trưng của bệnh là viêm thanh mạc, viêm màng phổi, viêm màng não, viêm khớp.

Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Pháp luật
Để kiểm nghiệm vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng thì cần sử dụng vịt từ bao nhiêu tuần tuổi?
Pháp luật
Để kiểm nghiệm vắc xin phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng thì cần sử dụng gà mắc bệnh hay gà đang khỏe mạnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh tụ huyết trùng
623 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào