Lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông, người bị nạn, người làm chứng được ghi lại như thế nào khi xảy ra tai nạn giao thông?

Khi xảy ra tai nạn giao thông, lời khai của những người liên quan đến tai nạn đó như người điều khiển phương tiện giao thông, người bị nạn, người làm chứng là một trong những căn cứ để xác định tình tiết vụ tai nạn. Vậy lời khai của những người trên được ghi lại như thế nào?

Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ

Việc ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được quy định tại Điều 12 Thông tư 63/2020/TT-BCA được quy định như sau:

Biên bản ghi lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải ghi rõ thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, giấy phép lái xe, nhân thân của người điều khiển phương tiện; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; vị trí của phương tiện giao thông trên mặt đường, hướng chuyển động, tốc độ, các thao tác kỹ thuật; tình trạng sức khỏe, nhận biết của người điều khiển phương tiện giao thông trước khi vụ tai nạn xảy ra và việc xử lý của họ như thế nào trước, trong và sau khi vụ tai nạn xảy ra.

Lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông

Ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông

Điều 13 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông cụ thể như sau:

- Biên bản ghi lời khai của người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người bị nạn và người có liên quan khác; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; lời khai của người bị nạn, người có liên quan. Nội dung lời khai phải làm rõ về diễn biến, nguyên nhân vụ tai nạn, thương tích trên người do vụ tai nạn gây ra.

- Trường hợp có người bị thương nặng hoặc có thể bị tử vong phải ghi lời khai ngay; cần đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Nếu người bị nạn do bị thương nặng không thể nói được phải lập biên bản ghi nhận về việc đó.

Ghi lời khai của những người làm chứng trong vụ tai nạn giao thông

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 63/2020/TT-BCA về việc ghi lời khai của những người làm chứng trong vụ tai nạn giao thông như sau:

- Biên bản ghi lời khai của người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người làm chứng; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; nội dung lời khai phải làm rõ những vấn đề sau đây:

+ Mối quan hệ của người làm chứng với các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông;

+ Vị trí, khoảng cách giữa người làm chứng với nơi xảy ra tai nạn giao thông, thời tiết, ánh sáng khi xảy ra tai nạn, do đâu mà họ biết về vụ tai nạn giao thông;

+ Hướng chuyển động của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông (người và phương tiện);

+ Phần đường và tốc độ, thao tác xử lý của người điều khiển phương tiện trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn giao thông;

+ Vị trí của tang vật, phương tiện, người sau khi xảy ra tai nạn giao thông, vị trí đó có bị thay đổi không, nếu có thay đổi, xê dịch do ai làm, vì sao và thay đổi như thế nào;

+ Trạng thái tâm lý của người gây tai nạn biểu hiện ra bên ngoài (ảnh hưởng của rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, tình trạng sức khoẻ);

+ Các yếu tố khác có liên quan đến vụ tai nạn giao thông mà họ biết, còn ai biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra.

- Khi thấy cần thiết, tổ chức cho người làm chứng thực nghiệm để xác định tính khách quan, xác thực về lời khai.

- Trường hợp chưa thể ghi lời khai của người làm chứng ngay tại hiện trường thì cán bộ Cảnh sát giao thông ghi lời khai phải ghi lại thông tin về nơi thường trú, công tác, học tập, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người làm chứng, sau đó đến nơi ở, nơi làm việc của người làm chứng hoặc mời người đó đến trụ sở Công an để lấy lời khai. Đối với người dưới 18 tuổi, khi lấy lời khai phải mời người giám hộ (cha, mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo, cô giáo) của người đó tham dự và ký tên vào biên bản.

- Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều người làm chứng, phải chọn lọc lời khai của người có đủ căn cứ để xác minh; trường hợp qua xác minh ban đầu xác định không có người làm chứng, cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ xe giao xe máy cho người chưa có bằng lái xe mượn chạy thì chủ xe bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Tổng hợp mức xử phạt lỗi không xi nhan đối với từng loại xe theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Mất bằng lái xe máy, dùng hồ sơ gốc khi CSGT kiểm tra có được hay không? Khi CSGT kiểm tra bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bằng lái xe máy 125cc đã bị mất là bằng lái hạng nào?
Pháp luật
Người dân có được phơi lúa trên đường bộ khi vào mùa vụ? Phơi lúa trên đường bộ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Lỗi không bật đèn xe máy phạt bao nhiêu khi đi xe ban đêm trong khung giờ quy định năm 2024?
Pháp luật
Dừng đỗ xe ô tô không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng đỗ xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường tối thiểu là bao nhiêu? Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra tai nạn thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khi đèn đỏ có được rẽ phải không? Nếu không thì xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Xe ưu tiên gây tai nạn giao thông thì tài xế có phải chịu trách nhiệm không? Có những trách nhiệm pháp lý nào mà tài xế có thể phải chịu?
Pháp luật
Người đổ xe ô tô điện giữa đường trái quy định gây ùn tắc giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
1,568 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ Tai nạn giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào