Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác là hành vi vi phạm pháp luật?
- Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác là hành vi vi phạm pháp luật?
- Hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì bị xử phạt bao nhiều tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác là bao lâu?
Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác là hành vi vi phạm pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ
1. Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.
2. Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.
3. Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.
5. Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
7. Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Theo đó, một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ là lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, việc lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác là hành vi vi phạm pháp luật.
Và trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm nói trên có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác là hành vi vi phạm pháp luật? (Hình từ internet)
Hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì bị xử phạt bao nhiều tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 18/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc.
...
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 18/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
...
Theo đó, hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4a Nghị định 18/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm đã kết thúc, các hành vi vi phạm đang thực hiện
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm, các hành vi vi phạm đang được thực hiện trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ được quy định như sau:
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ là 01 năm
2. Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm như sau:
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có đóng BHXH không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có cần thử việc?
- Đất nông nghiệp không sử dụng bị thu hồi có được bồi thường đất không? 06 loại đất nông nghiệp?
- Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu? Hết thời hiệu khởi kiện đòi nợ có đòi được nợ hay không?
- Bên mua điện dư là ai? Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có công suất bao nhiêu thì được kết nối với bên mua điện dư?
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 25 năm 2025 là bao nhiêu? Không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy phạt bao nhiêu?