Lọc máu gồm các kỹ thuật nào? Quy trình lọc máu trong bệnh viện được thực hiện như thế nào hiện nay?

Lọc máu gồm các kỹ thuật nào? Quy trình lọc máu trong bệnh viện được thực hiện như thế nào hiện nay? Trưởng khoa Lọc máu có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo điều kiện thực hiện an toàn lọc máu? - câu hỏi của anh Hải (TP. HCM).

Lọc máu gồm các kỹ thuật nào?

Theo tiểu mục II Mục 24 Phần IV Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT quy định như sau:

Phần IV.
...
24. QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA LỌC MÁU
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Lọc máu gồm các kỹ thuật: lọc màng bụng, thẩm thấu máu, siêu lọc máu, hấp thụ máu, thay máu, thay huyết tương được áp dụng trong điều trị suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan cấp và ngộ độc…
2. Thực hiện việc lọc máu cho người bệnh phải đúng chỉ định và đúng quy định kỹ thuật bệnh viện.
3. Có đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho lọc máu. Việc sử dụng thiết bị phải được thực hiện theo quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.
4. Phải bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối, không thể lây chéo giữa các người bệnh được lọc máu và viên chức lọc máu.
...

Theo đó, lọc máu gồm các kỹ thuật: lọc màng bụng, thẩm thấu máu, siêu lọc máu, hấp thụ máu, thay máu, thay huyết tương được áp dụng trong điều trị suy thận cấp, suy thận mãn, suy gan cấp và ngộ độc…

Quy trình lọc máu trong bệnh viện được thực hiện như thế nào?

Theo tiểu mục II Mục 24 Phần IV Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT quy định quy trình lọc máu trong bệnh viện được thực hiện như sau:

(1) Bác sĩ lọc máu có trách nhiệm:

- Thăm khám lại người bệnh; tổ chức hội chẩn liên khoa để xác định loại bệnh có chỉ định lọc máu. Làm đầy đủ hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm liên quan bảo đảm an toàn lọc máu.

- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết về khả năng và diễn biến xấu có thể xảy ra và ký vào giấy đề nghị được lọc máu.

- Lựa chọn quả lọc, dịch lọc, thời gian lọc, thuốc chống đông và chống chảy máu.

- Thực hiện các thủ thuật đường vào mạch máu.

- Ghi chép bổ sung vào hồ sơ bệnh án các loại dịch truyền, các loại thuốc, các tai biến, biến chứng và phương pháp xử lý trong quá trình lọc máu.

- Định kỳ xét nghiệm máu về HIV và viêm gan virút cho người bệnh.

- Theo dõi sức khỏe định kỳ và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc nâng cao sức khỏe.

(2) Y tá (điều dưỡng) lọc máu có trách nhiệm:

- Theo dõi liên tục và ghi đầy đủ vào phiếu chăm sóc: mạch, huyết áp, nhịp thở, lượng nước tiểu của người bệnh.

- Thực hiện vô khuẩn các dụng cụ, phương tiện lọc máu để tiến hành thủ thuật.

- Nhắc nhở người bệnh giữ gìn sạch sẽ: cơ thể, quần áo và vùng làm thủ thuật.

- Thực hiện quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế.

- Không được rời vị trí làm việc khi đang theo dõi người bệnh được lọc máu.

(3) Kỹ sư và kỹ thuật viên có trách nhiệm:

- Bảo đảm các thiết bị thận nhân tạo và hệ thống xử lý nước luôn hoạt động tốt.

- Kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch lọc trước, trong và sau khi lọc máu.

- Vệ sinh, khử khuẩn thiết bị và phải rửa sạch chất sát khuẩn dính ở thiết bị.

- Thực hiện đầy đủ quy trình sử dụng lại quả lọc, nếu dùng lại.

LỌC MÁU

Lọc máu gồm các kỹ thuật nào? Quy trình lọc máu trong bệnh viện được thực hiện như thế nào hiện nay? (Hình từ Internet)

Trưởng khoa Lọc máu có trách nhiệm như thế nào trong việc đảm bảo điều kiện thực hiện an toàn lọc máu?

Theo tiểu mục II Mục 24 Phần IV Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT quy định như sau:

Phần IV.
...
24. QUY CHẾ CÔNG TÁC KHOA LỌC MÁU
...
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Điều kiện thực hiện an toàn lọc máu:
Trưởng khoa lọc máu có trách nhiệm:
a. Bố trí buồng đặt thiết bị thận nhân tạo, giường để người bệnh nằm và dụng cụ phương tiện phục vụ người bệnh.
b. Mỗi đơn vị lọc máu, ít nhất phải có hai thiết bị thận nhân tạo, đủ quả lọc, dịch lọc, dây dẫn máu, các vật liệu tiêu hao và thuốc để thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể người bệnh.
c. Nước sử dụng trong lọc máu phải bảo đảm chất lượng và đủ theo quy định.
d. Có nguồn điện riêng, ổn định và an toàn.
e. Các thiết bị và phương tiện phục vụ cho lọc máu phải bảo đảm vô khuẩn và sẵn sàng hoạt động.
g. Đủ cơ số thuốc và dụng cụ sẵn sàng để xử lý kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.
h. Các thành viên trong khoa được định kỳ xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS và viêm gan virút.
...

Theo đó, Trưởng khoa Lọc máu có trách nhiệm:

- Bố trí buồng đặt thiết bị thận nhân tạo, giường để người bệnh nằm và dụng cụ phương tiện phục vụ người bệnh.

- Mỗi đơn vị lọc máu, ít nhất phải có hai thiết bị thận nhân tạo, đủ quả lọc, dịch lọc, dây dẫn máu, các vật liệu tiêu hao và thuốc để thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể người bệnh.

- Nước sử dụng trong lọc máu phải bảo đảm chất lượng và đủ theo quy định.

- Có nguồn điện riêng, ổn định và an toàn.

- Các thiết bị và phương tiện phục vụ cho lọc máu phải bảo đảm vô khuẩn và sẵn sàng hoạt động.

- Đủ cơ số thuốc và dụng cụ sẵn sàng để xử lý kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.

- Các thành viên trong khoa được định kỳ xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV/AIDS và viêm gan virút.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chi phí làm thêm giờ của nhân viên y tế có được tính vào chi phí tiền lương trong giá khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Danh mục 62 bệnh hiếm bệnh hiểm nghèo được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu 2025 ra sao?
Pháp luật
Nội dung chi trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm những gì? Mức chi khám chữa bệnh như thế nào?
Pháp luật
Hội chẩn là gì? Việc hội chẩn được thực hiện trong trường hợp nào? Sử dụng thuốc trong điều trị khám bệnh chữa bệnh?
Pháp luật
Tải về Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư 23 mới nhất? Tải về file word?
Pháp luật
Chăm sóc người bệnh cấp 1 được quy định như thế nào? Phân cấp chăm sóc người bệnh dựa trên cơ sở gì?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần phải đáp ứng các điều kiện chung như thế nào để được cấp Giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Cách xác định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo phương pháp chi phí áp dụng từ ngày 17 10 2024?
Pháp luật
Phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh từ 17 10 2024 theo Thông tư 21 2024 TT-BYT như thế nào?
Pháp luật
Đã có Thông tư 21 2024 TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh đúng không?
Pháp luật
Mẫu giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức 01/BV2 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
4,694 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào