Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?

Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024? Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định pháp luật hiện hành?

Loài và nhóm loài thương phẩm là gì?

Căn cứ theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024 về Danh mục loài và nhóm loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản có quy định giải thích loài và nhóm loài thương phẩm như sau:

1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra danh mục tên loài và nhóm loài thương phẩm có giá trị kinh tế và khoa học của nghề khai thác thủy sản.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loài bị cấm khai thác theo quy định hiện hành.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:
2.1 Loài và nhóm loài thương phẩm (commercial species and groups of species)
Loài/nhóm loài thương phẩm bao gồm loài hoặc nhóm loài có cùng một cấp độ về: Kích thước cá thể; trạng thái; giá trị thương mại phù hợp với nhu cầu thị trường.
2.2 Mã 3-α (3- α code)
Các mã này đã được FAO quy định và tất cả các tổ chức nghề cá phải áp dụng, Mã 3-α gồm 3 chữ cái, được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa các quốc gia, các cơ quan nghề cá. Mã định danh 3-α đã được ấn định cho một loài và là một tham chiếu vĩnh viễn.

Theo đó, loài/nhóm loài thương phẩm được quy định bao gồm loài hoặc nhóm loài có cùng một cấp độ về: Kích thước cá thể; trạng thái; giá trị thương mại phù hợp với nhu cầu thị trường.

Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?

Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024? (Hình từ Internet)

Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024 về Danh mục loài và nhóm loài thương phẩm?

Danh mục loài cá nổi lớn thương thẩm được quy định tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1. Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024 về Danh mục loài và nhóm loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản gồm các loài cá sau:

1.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ bò.

Tên gọi khác: Cá ù bò, cá ù chẳng.

Tên khoa học: Thunnus tonggol (Bleeker 1851).

Tên tiếng Anh: Longtail tuna.

Mã 3α: LOT.

2.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ chấm.

Tên gọi khác: Cá ngừ bông, cá ngừ quế, cá ù chấm, cá ngừ hoa, cá ù trơn, cá ngừ Bonito, cá ngừ thường.

Tên khoa học: Euthynnus affinis (Cantor 1849).

Tên tiếng Anh: Kawakawa, Eastern little tuna.

Mã 3α: KAW.

3.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ chù.

Tên gọi khác: Cá thu máu, cá ngừ, cá ù, cá thu ngừ, ngừ bò chắn, cá thu hũ, cá trù, cá ngừ dẹt.

Tên khoa học: Auxis thazard (Lacépède 1800).

Tên tiếng Anh: Frigate tuna.

Mã 3α: FRI.

4.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ mắt to

Tên gọi khác: Cá ngừ đại dương, cá ngừ mắt.

Tên khoa học: Thunnus obesus (Lowe 1839).

Tên tiếng Anh: Bigeye tuna.

Mã 3α: BET.

5.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ ồ.

Tên gọi khác: Cá ồ.

Tên khoa học: Auxis rochei (Risso 1810).

Tên tiếng Anh: Bullet tuna.

Mã 3α: BLT.

6.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ phương đông.

Tên gọi khác: Cá ngừ sọc mướp, cá ngừ sọc múp, cá sọc dưa, cá ngừ sọc dưa.

Tên khoa học: Sarda orientalis (Temminck & Schlegel 1844)

Tên tiếng Anh: Striped bonito.

Mã 3α: BIP.

7.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ vằn.

Tên gọi khác: Cá ù sọc, cá ngừ dưa gang, cá bò sọc, cá ngừ sọc vằn.

Tên khoa học: Katsuwonus pelamis (Linnaeus 1758).

Tên tiếng Anh: Skipjack tuna.

Mã 3α: SKJ.

8.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ vây vàng.

Tên gọi khác: Cá ngừ đại dương, cá ù đại dương, cá bò vàng, cá ngừ vi vàng, cá bò gù.

Tên khoa học: Thunnus albacares (Bonnaterre 1788).

Tên tiếng Anh: Yellowfin tuna.

Mã 3α: YFT.

9.

Tên tiếng Việt: Cá ngừ vây ngực dài.

Tên gọi khác: Cá ngừ vây dài.

Tên khoa học: Thunnus alalunga (Bonnaterre 1788).

Tên tiếng Anh: Albacore.

Mã 3α: ALB.

10.

Tên tiếng Việt: Cá nục heo cờ

Tên gọi khác: Cá nục heo, cá dũa, cá theo cước, cá tay áo, cá chủa, cá chũa, cá chủa mồng, cá bè dũa, cá nục heo thường.

Tên khoa học: Coryphaena hippurus (Linnaeus 1758)

Tên tiếng Anh: Common dolphinfish

Mã 3α: DOL

11.

Tên tiếng Việt: Cá thu chấm.

Tên gọi khác: Cá thu lem, cá thu hoa, cá thu bông, cá thu.

Tên khoa học: Scomberomorus guttatus (Bloch & Schneider 1801)

Tên tiếng Anh: Indo-Pacific king mackerel.

Mã 3α: GUT.

12.

Tên tiếng Việt: Cá thu ngàng.

Tên gọi khác: Cá thu đồng, cá thu nhồng, cá thu ngàn, cá thu bè, cá thu gốc, cá thu, cá thu né.

Tên khoa học: Acanthocybium solandri (Cuvier 1832)

Tên tiếng Anh: Wahoo.

Mã 3α: WAH.

13.

Tên tiếng Việt: Cá thu vạch.

Tên gọi khác: Cá thu, cá thu phấn, cá thu ảu, cá chậm, cá trậm, cá thu ẩu, cá thu ảo, cá thu mùa, cá thu ống.

Tên khoa học: Scomberomorus commerson (Lacépède 1800)

Tên tiếng Anh: Narrow-barred Spanish mackerel.

Mã 3α: COM.

Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ Điều 52 Luật Thủy sản 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản như sau:

[1] Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền sau đây:

- Khai thác thủy sản theo đúng nội dung ghi trong giấy phép;

- Được thông tin về nguồn lợi thủy sản, hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật khai thác thủy sản;

- Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong khai thác thủy sản.

[2] Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản

- Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;

- Phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động; đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản

- Tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản; chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài

- Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá

- Ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Khai thác thủy sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn Việt Nam
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
184 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn Việt Nam Khai thác thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Khai thác thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào