Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là gì? Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố nào?
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là gì?
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là hoạt động bảo vệ và đáp trả hợp pháp vào nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.
Theo đó, loại trừ xung đột thông tin trên mạng là hoạt động bảo vệ và đáp trả hợp pháp vào nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là gì? (Hình từ Internet)
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố nào?
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố được quy định tại Điều 15 Nghị định 142/2016/NĐ-CP như sau:
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng
1. Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
3. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố sau:
a) Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;
b) Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng;
c) Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.
Theo đó, loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố sau:
- Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;
- Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng;
- Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.
Tổ chức không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Tổ chức không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng thì bị phạt theo điểm d khoản 1 Điều 90 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo và cung cấp không đầy đủ thông tin khi phát hiện có dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại;
b) Không tiếp nhận hoặc không xử lý thông tin về xung đột thông tin trên mạng để ứng cứu sự cố và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;
c) Không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ trong việc xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng;
d) Không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chặn lọc thông tin theo yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ hoặc yêu cầu hợp lý của bên bị xung đột thông tin trên mạng;
b) Không ngăn chặn thông tin phá hoại xuất phát từ hệ thống thông tin của mình hoặc không hợp tác xác định nguồn, đẩy lùi, khắc phục hậu quả tấn công mạng từ hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Không xây dựng phương án khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý;
d) Không tổng hợp, báo cáo kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng cho cơ quan nghiệp vụ;
đ) Không phối hợp khắc phục xung đột thông tin trên mạng.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp không kịp thời hoặc không đầy đủ thông tin, bằng chứng, chứng cứ để xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không hợp tác xác định nguồn gốc hoặc không khắc phục hậu quả xung đột thông tin trên mạng;
b) Không cung cấp thông tin, bằng chứng, chứng cứ để xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, tổ chức không phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?