Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

Số hiệu: 142/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 14/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng gồm: phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng, xác định nguồn và loại trừ xung đột thông tin mạng, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin mạng tại Việt Nam.

 

1. Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng

 
Theo Nghị định số 142/2016, cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng thường xuyên, liên tục đối với các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế.
 
Nghị định 142/NĐ-CP quy định chủ quản hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để ứng cứu sự cố và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
 

2. Xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng theo Nghị định 142/2016

 
- Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gồm xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, đích, cổng dịch vụ và thủ đoạn xung đột thông tin mạng; đối tượng, mục đích và mức độ xung đột thông tin trên mạng.
 
- Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng, theo Nghị định số 142/CP là các tài liệu, chứng cứ để dùng hợp pháp trong tổ chức đấu tranh ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.
 

3. Chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng

 
- Nghị định 142/2016/CP quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet chặn lọc thông tin khi:
 
+ Xác định được nguồn xung đột ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;
 
+ Yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng là hợp lý;
 
+ Khi cơ quan nghiệp vụ yêu cầu.
 
- Theo Nghị định số 142, cơ quan nghiệp vụ loại trừ xung đột thông tin mạng khi:
 
+ Định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;
 
+ Đủ khả năng về nhân lực, công nghệ, kỹ thuật và ngoại giao để loại trừ xung đột thông tin mạng;
 
+ Thông báo đến các bên liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.
 

4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục và hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

 
- Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục theo Nghị định 142 gồm pháp luật; vai trò của ngăn chặn xung đột thông tin mạng; thủ đoạn; biện pháp, kinh nghiệm ngăn chặn xung đột thông tin mạng và các thông tin liên quan khác.
 
- Tuyên truyền về ngăn chặn xung đột thông tin mạng thông qua việc gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp; phương tiện đại chúng, cuộc thi và các hình thức phù hợp khác.
 
 
Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin mạng có hiệu lực ngày 01/12/2016.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

VỀ NGĂN CHẶN XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

Chính phủ ban hành Nghị định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng.

2. Tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch, không hoạt động hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các hoạt động gây xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

2. Chặn lọc thông tin trên mạng là biện pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm tách lọc, ngăn chặn không cho các tín hiệu, gói tin, luồng thông tin gây xung đột đến thông tin, hệ thống thông tin.

3. Khắc phục xung đột thông tin trên mạng là hoạt động nhằm xử sự cố gây xung đột thông tin trên mạng.

4. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là hoạt động bảo vệ và đáp trả hợp pháp vào nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.

5. Không gian mạng môi trường được tạo từ cơ sở hạ tầng thông tin và hoạt động của các thành phần xã hội trên cơ sở hạ tầng thông tin đó nhằm cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.

6. Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là tất cả các quyền của nhà nước đối với không gian mạng, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.

7. Cơ quan nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng (sau đây viết gọn là cơ quan nghiệp vụ).

Điều 4. Nguyên tắc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

1. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tiến hành thường xuyên, liên tục; chủ động phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời và hiệu quả, không để xảy ra chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng dưới mọi hình thức.

3. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 5. Kinh phí đảm bảo

1. Kinh phí đảm bảo cho nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan nghiệp vụ

1. Tham mưu cho Bộ trưởng tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm của Bộ mình trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ của các Bộ khác để cùng nhau tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.

2. Tiếp nhận thông tin và xử lý xung đột thông tin trên mạng do các tổ chức, cá nhân cung cấp; giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng thuộc chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.

3. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết và hỗ trợ cơ quan nghiệp vụ trong hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; có trách nhiệm phản hồi và cung cấp thông tin kịp thời đến chủ quản hệ thống thông tin về việc tiếp nhận và quá trình xử lý xung đột thông tin trên mạng.

Điều 7. Cung cấp thông tin

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện thấy dấu hiệu, hành vi gây xung đột thông tin trên mạng hoặc khi phát hiện thấy thông tin, hệ thống thông tin bị tổn hại phải có trách nhiệm thông báo và cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin.

2. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin do các tổ chức, cá nhân thông báo về xung đột thông tin trên mạng và có trách nhiệm thông báo kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng với tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin khi được yêu cầu.

Chương II

NỘI DUNG NGĂN CHẶN XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Mục 1. GIÁM SÁT, PHÁT HIỆN, CẢNH BÁO XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Điều 8. Giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng

1. Hoạt động giám sát, phát hiện, cảnh báo xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ và chủ quản hệ thống thông tin thực hiện thường xuyên, liên tục.

2. Các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải được triển khai các giải pháp giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.

3. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các cổng kết nối quốc tế phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để xây dựng, triển khai, huấn luyện, duy trì hệ thống giám sát, phát hiện và cảnh báo xung đột thông tin trên mạng.

4. Thông tin giám sát phải được cơ quan nghiệp vụ tiếp nhận, phân tích, xử lý và cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 9. Tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng

1. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý xung đột thông tin trên mạng và phối hợp với cơ quan nghiệp vụ để ứng cứu sự cố và ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

2. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích, xử lý xung đột thông tin trên mạng giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.

3. Việc xử lý xung đột thông tin trên mạng phải được cơ quan nghiệp vụ thực hiện để không làm gia tăng mức độ xung đột và ngăn chặn không để xảy ra chiến tranh dưới mọi hình thức.

4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một đầu mối tiếp nhận và xử lý xung đột thông tin trên mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thuận lợi trong việc cung cấp thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng.

Mục 2. XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Điều 10. Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng

Nội dung xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng bao gồm xác định gói tin, thông tin, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, cổng dịch vụ và cách thức, thủ đoạn xung đột thông tin trên mạng; xác định đối tượng, mục đích và mức độ gây xung đột thông tin trên mạng.

Điều 11. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng

1. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng là các tài liệu, bằng chứng, chứng cứ được các cơ quan nghiệp vụ thu thập bảo đảm tính khách quan, chính xác và khoa học.

2. Kết quả xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng được sử dụng hợp pháp trong tổ chức đấu tranh ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Điều 12. Vai trò, trách nhiệm trong xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng

1. Xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng nhằm phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng làm bằng chứng, chứng cứ.

2. Xung đột thông tin trên mạng phải được các cơ quan nghiệp vụ xác định nguồn gốc, thủ đoạn và tổn thất do xung đột thông tin gây ra để có biện pháp xử lý phù hợp.

3. Chủ quản hệ thống thông tin liên quan đến xung đột thông tin trên mạng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để xác định chính xác nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp kịp thời và đầy đủ cho cơ quan nghiệp vụ về thông tin, bằng chứng, chứng cứ để phục vụ công tác xác định nguồn gốc.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến xung đột thông tin trên mạng phải chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, không được cung cấp thông tin sai lệch, trường hợp cố ý cung cấp thông tin sai lệch với mục đích xấu như nhằm gây chiến tranh, hận thù dân tộc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Mục 3. CHẶN LỌC, KHẮC PHỤC VÀ LOẠI TRỪ XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Điều 13. Chặn lọc thông tin trên mạng

Chặn lọc thông tin được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet thực hiện khi có một trong các yếu tố sau:

a) Xác định được nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;

b) Khi xác định rõ tính hợp lý về yêu cầu của bên bị xung đột thông tin trên mạng;

c) Khi có yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.

Điều 14. Khắc phục xung đột thông tin trên mạng

1. Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và chịu sự điều hành của cơ quan nghiệp vụ trong việc tổ chức khắc phục xung đột thông tin trên mạng.

2. Chủ quản hệ thống thông tin chịu trách nhiệm xây dựng các phương án khắc phục xung đột thông tin trên mạng thuộc phạm vi quản lý và có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả khắc phục xung đột thông tin trên mạng cho cơ quan nghiệp vụ.

3. Cơ quan nghiệp vụ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ quản hệ thống thông tin khắc phục xung đột thông tin liên quan tới quốc phòng, an ninh quốc gia và cơ quan nhà nước theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này.

Điều 15. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng

1. Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.

3. Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố sau:

a) Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;

b) Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng;

c) Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.

Mục 4. THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ NGĂN CHẶN XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Điều 16. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

1. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục

a) Chính sách pháp luật về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

b) Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

c) Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ gây xung đột thông tin trên mạng;

d) Kiến thức, kỹ năng chủ động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

đ) Biện pháp, kinh nghiệm ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

e) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng;

g) Các nội dung khác có liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

2. Hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục

a) Gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp;

b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

c) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, hiệp hội an toàn thông tin;

d) Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt cộng đồng;

đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với các chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ viễn thông, Internet; các hiệp hội, câu lạc bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an toàn thông tin, điện tử viễn thông và những địa bàn thường xảy ra nhiều vụ việc gây xung đột thông tin trên mạng.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng theo quyền hạn, trách nhiệm được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 19 Nghị định này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Điều 17. Nội dung hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

1. Hợp tác quốc tế thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về các vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ nhằm tăng cường lực lượng cho cơ quan nghiệp vụ.

2. Hợp tác quốc tế nhằm loại trừ nguy cơ xung đột thông tin mạng trên lãnh thổ của một nước nhằm vào nước khác; phối hợp điều tra khi có yêu cầu ngăn chặn xung đột thông tin mạng từ quốc tế, phù hợp với luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Tham vấn về các hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và hợp tác giải quyết những vấn đề liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các quốc gia.

Điều 18. Từ chối hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

Cơ quan nghiệp vụ và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối hợp tác đối với các yêu cầu hợp tác có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG, INTERNET TRONG NGĂN CHẶN XUNG ĐỘT THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Điều 19. Quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích sau đây:

a) Phòng, chống chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

b) Ngăn chặn các lực lượng quân sự nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin; hoặc các tổ chức trong nước, nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin quân sự, quốc phòng, các hệ thống thông tin có cấp độ 3 trở lên mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đến quốc phòng.

3. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây mất an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, gây tổn hại tới sản xuất, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và lợi ích công cộng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 20. Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng.

2. Tổ chức xây dựng lực lượng nghiệp vụ có tính chiến đấu cao, điều phối và sử dụng các nguồn lực quốc phòng để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng với các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

3. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

5. Chỉ đạo lực lượng thuộc quyền phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức huấn luyện, diễn tập nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

6. Tăng cường đầu tư, trang bị phương tiện đặc thù cho thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

7. Thường xuyên trao đổi thông tin với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

8. Thực hiện hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Điều 21. Bộ Công an

1. Chủ trì ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, loại trừ các hoạt động trên không gian mạng đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm; xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức huấn luyện, diễn tập nghiệp vụ ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm; thực hiện hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

4. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình, nguy cơ mất an ninh thông tin và các hoạt động có liên quan đến ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Điều 22. Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin; tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình mất an toàn thông tin; thực hiện cảnh báo, điều phối ứng cứu và khắc phục sự cố mạng.

2. Chủ trì hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương và tham mưu cho Chính phủ ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

3. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tình hình, nguy cơ mất an toàn thông tin có liên quan đến hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; thực hiện hợp tác quốc tế về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về công nghệ thông tin, viễn thông, an toàn thông tin phối hợp chặt chẽ với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, điều tra tội phạm mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Điều 23. Bộ Ngoại giao

Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai giải pháp bảo vệ cho hệ thống thông tin trong các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác đối ngoại liên quan đến hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Điều 24. Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Tham mưu cho Chính phủ xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phối hợp với cơ quan nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Điều 25. Bộ Tài chính

Bảo đảm kinh phí cho hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 26. Các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Giao nhiệm vụ cho cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng thực hiện ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng bao gồm giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc và khắc phục xung đột thông tin trên mạng.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan nghiệp vụ tổ chức triển khai các phương án bảo vệ các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với cơ quan nghiệp vụ triển khai và đôn đốc thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng; xử lý, khắc phục các vụ việc liên quan đến xung đột thông tin trên mạng.

Điều 27. Tổ chức, cá nhân

1. Chủ quản hệ thống thông tin phải thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin và ngăn chặn xung đột xung thông tin trên mạng thuộc quyền quản lý; phối hợp chặt chẽ với cơ quan nghiệp vụ để triển khai các biện pháp ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm ngăn chặn các hành động gây nguy cơ xung đột thông tin trên mạng có nguồn gốc từ hệ thống thông tin của mình, cũng như hợp tác xác định nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng, khắc phục hậu quả xung đột thông tin trên mạng.

Điều 28. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet

1. Cung cấp đầy đủ thông tin, phối hợp xác định và ngăn chặn các nguồn thông tin gây xung đột trên mạng theo yêu cầu của các cơ quan nghiệp vụ.

2. Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng; tổ chức giám sát, phát hiện và kịp thời thông báo đến các cơ quan nghiệp vụ về các nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.

3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các giải pháp, biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin để ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.

Điều 30. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức và cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 142/2016/ND-CP

Hanoi, October 14, 2016

 

DECREE

ON THE PREVENTION OF ONLINE INFORMATION CONFLICTS

Pursuant to the Law of government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law of online information security dated November 19, 2015;

At the request of the Minister of National Defense;

The government promulgates the Decree on the prevention of contradictory online information.

Chapter I

GENERAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree stipulates the principles, contents, solutions, international cooperation and responsibilities of the authorities, organizations and individuals for preventing online information conflicts in Vietnam.

Article 2. Regulated entities

1. Vietnamese authorities, organizations and individuals; Vietnam-based foreign entities, foreign persons and international organizations engaged in or related to the online information conflicts.

2. International organizations, foreign entities, foreigners or persons that hold no Vietnamese citizenship, do not work or reside in Vietnam but inflict online information conflicts in Vietnam.

Article 3. Terminology

In this Decree, the following phrases are construed as follows:

1. Prevention of online information conflicts refers to the implementation of technological and technical measures to supervise, detect, notify, trace, filter, rectify and eradicate online information conflicts.

2. Online information filtering is a technological and technical measure that screens and blocks signals, packets and data flow that cause conflicts in the information and the information system.

3. Rectification of online information conflicts is the settlement of incidents that generate online information conflicts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Cyberspace is the environment formed by information infrastructure and social components' activities thereof to provide, convey, gather, process, store and exchange information.

6. State sovereignty in cyberspace consists of every governmental right over the network environment in conformity to international laws.

7. Online information conflict prevention units are specialized agencies of the Ministry of National defense, Ministry of Public security and Ministry of Information and Communications. Such agencies are designated to provide counsels, organize and conduct the prevention of online information conflicts (hereinafter referred to as specialized agencies).

Article 4: Principles of the prevention of online information conflicts

1. Adhere to the requirements, procedures, formalities, manners and authority defined in the laws and to international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

2. Proceed regularly and continuously; detect, prevent and rectify matters actively, promptly and effectively, preclude every form of information warfare and cyber warfare.

3. Respect and defend the legitimate rights and interests of entities and individuals.

Article 5. Expenditure

1. The expenditure for prevention of online information conflicts shall be covered by the state budget and apportioned in the annual state budget estimate for the Ministry of National defense, Ministry of Public security and Ministry of Information and Communications.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Responsibilities of specialized agencies

1. Advise the minister on the implementation of missions under the relevant ministry’s responsibility in regard to the prevention of online information conflicts and cooperation with other specialized agencies of other ministries in conducting the assignments jointly.

2. Collect information and resolve online information conflicts reported by other organizations and individuals; supervise, detect, notify, trace, filter, rectify and eradicate online information conflicts according to their functions and missions specified in Section 2, 3 and 4, Article 19 of this Decree.

3. Request other organizations and individuals to provide essential information, written materials, instruments and support for specialized agencies' prevention of online information conflicts; respond to and inform administrators of information systems of the recognition and settlement of online information conflicts.

Article 7. Provision of information

1. Organizations and individuals shall be responsible for notifying specialized agencies and information system administrators adequately of signs and acts of inflicting online information conflicts or of damage to the data and information system upon their detection.

2. Specialized agencies shall be responsible for collecting and processing information reported by other organizations and individuals on online information conflicts and for notifying the informers of the result of rectification of online information conflicts upon request.

Chapter II

CONTENT OF ONLINE INFORMATION CONFLICT PREVENTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Supervision, detection and warning of online information conflicts

1. Specialized agencies and information system administrators shall regularly and continuously supervise, detect and notify online information conflicts.

2. National vital information systems and international gateways shall incorporate solutions that supervise, detect and notify online information conflicts.

3. Administrators of national vital information systems and international gateways shall be responsible for cooperating with specialized agencies in constructing, deploying and maintaining the system for supervision, detection and warning of online information conflicts and providing training thereof.

4. Specialized agencies shall collect, analyze and process supervisory information then give warnings to relevant organizations and individuals.

Article 9. Recognition and settlement of online information conflicts

1. Information system administrators shall be responsible for recognizing and settling online information conflicts and cooperating with specialized agencies in responding to incidents and precluding online information conflicts.

2. Specialized agencies shall be responsible for recognizing, analyzing and resolving online information conflicts among domestic and foreign entities and individuals as stated in Section 2, 3 and 4, Article 19 of this Decree.

3. Specialized agencies shall be in charge of settling online information conflicts to prevent increase in conflict intensity and to avert all forms of warfare.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Part 2. TRACING OF ONLINE INFORMATION CONFLICTS

Article 10. Content of online information conflict tracing

The tracing of online information conflicts is the ascertainment of packets, data, source and destination addresses, gateways and artifices that inflict online information conflicts, perpetrators, purposes and degree of such conflicts.

Article 11. Conclusion of online information conflict tracing

1. The output of online information conflict tracing includes written materials, evidences and proofs that specialized agencies have collected in an objective, precise and scientific manner.

2. The output of online information conflict tracing shall be legally used for countering and preventing online information conflicts.

Article 12. Role and responsibility for tracing online information conflicts

1. The tracing of online information conflicts is to detect, gather, analyze and use information as evidence.

2. Specialized agencies shall trace online information conflicts and expose artifices and losses thereof to seek proper remedial measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Entities and individuals shall intra vires be responsible for furnishing specialized agencies with tracing information and evidences in full and in time.

5. Entities and individuals involved in or related to an online information conflict shall be held liable for providing accurate information and be subjected to criminal or administrative proceedings accordingly if intentionally giving specious information to incite warfare or national hatred.

Part 3. FILTERING, RECTIFICATION AND ERADICATION OF ONLINE INFORMATION CONFLICTS

Article 13. Filtering of online information

Telecommunications and Internet service providers shall filter data upon one of the following events:

a) The source(s) of online information adverse to national defense and security and to state sovereignty in cyberspace is (are) clarified;

b) The relevant request of the entities entangled in online information conflicts is validated;

c) A relevant request is made by specialized agencies.

Article 14. Rectification of online information conflicts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Information system administrators shall be responsible for formulating the plans for rectifying conflicts in online information under their management and for summarizing and reporting the progress and result thereof to specialized agencies.

3. Specialized agencies shall be responsible for cooperating with information system administrators in rectifying online information conflicts concerning national defense, national security and governmental bodies according to Section 2, 3 and 4, Article 19 of this Decree.

Article 15. Eradication of online information conflicts

1. Specialized agencies shall be responsible for eradicating online information conflicts.

2. Telecommunications and Internet service providers shall be responsible for cooperating with specialized agencies in eradicating online information conflicts.

3. Online information conflicts shall be eradicated upon:

a) The clarification of the source(s) of online information conflicts;

b) The sufficiency of personnel, technologies, technical solutions and diplomacy for eradicating online information conflicts;

c) The delivery of notification(s) to the entities and individuals in connection with the source(s) of online information conflicts directly or indirectly by phone, email or mass media.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Propaganda and education for preventing online information conflicts

1. Content of propaganda and education

a) Legal regulations on the prevention of online information conflicts;

b) Position, role and importance of the prevention of online information conflicts;

c) Methods, artifices and menaces that provoke online information conflicts;

d) Knowledge and skills to prevent online information conflicts actively;

dd) Measures and experience in preventing online information conflicts;

e) Responsibilities of the authorities, organizations, enterprises and individuals for preventing online information conflicts;

g) Other matters regarding the prevention of online information conflicts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Direct discussions and conversations;

b) Mass media;

c) Operations of educational institutions and information safety societies;

d) Competitions and public activities for legal education;

dd) Other manners in conformity to the laws.

3. Propaganda and education shall be strengthened for administrators of national vital information systems; providers of network infrastructure, telecommunications and Internet services; societies and clubs on information technology and telecommunications engineering; and in regions where online information conflicts frequently occur.

4. Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Information and Communications shall be responsible for cooperating with the Ministry of Education and Training, relevant ministries and bodies in propagandizing and educating on the prevention of online information conflicts intra vires according to Section 2, 3 and 4, Article 19 of this Decree with the aim of heightening awareness, responsibility and efficiency in preventing online information conflicts.

Article 17. International cooperation in preventing online information conflicts

1. Cooperate internationally in aggregating, studying and exchanging information and experience in preventing online information conflicts; coordinate in educating and training in the prevention of online information conflicts; hold international seminars and symposia pertinent to the prevention of online information conflicts; provide supportive facilities, technologies and techniques to strengthen specialized agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Provide counsels on activities of preventing online information conflicts and cooperate with other countries in handling matters thereof.

Article 18. Refusal of international cooperation in preventing online information conflicts

Specialized agencies and relevant organizations of Vietnam are entitled to refuse demands for cooperation adverse to sovereignty, national defense, national security, governmental interests or legal regulations of Vietnam and to international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF THE AUTHORITIES, ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS AND PROVIDERS OF TELECOMMUNICATIONS AND INTERNET SERVICES FOR PREVENTING ONLINE INFORMATION CONFLICTS

Article 19. State management of the prevention of online information conflicts

1. The government unifies the state management of the prevention of online information conflicts.

2. Ministry of National defense shall be liable to the government for leading and cooperating with relevant bodies in preventing online information conflicts for the purpose of:

a) Precluding and countering information warfare and cyber warfare;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Ministry of Public security shall be liable to the government for leading and cooperating with relevant bodies intra vires in preventing online information conflicts between two or more domestic and foreign organizations that exploit informational technologies and techniques to sabotage national security, social order and safety.

4. Ministry of Information and Communications shall be liable to the government for leading and cooperating with relevant bodies intra vires in preventing online information conflicts between two or more domestic and foreign organizations that exploit informational technologies and techniques to sabotage legitimate production activities, rights and interests of organizations and individuals and public interests.

Article 20. Ministry of National defense

1. Lead the prevention of online information conflicts with the aim of defending state sovereignty in cyberspace intra vires.

2. Organize and develop specialized forces that are highly combative, deploy national defense resources to prevent online information conflicts according to Section 2, Article 19 of this Decree and to defend state sovereignty in cyberspace.

3. Formulate, amend and promulgate intra vires the legislative documents on prevention of online information conflicts and protection of state sovereignty in cyberspace or present them to competent authorities for issuance.

4. Lead and cooperate with relevant bodies in training personnel in preventing online information conflicts.

5. Direct inferior forces to cooperate with specialized agencies of the Ministry of Public security and Ministry of Information and Communications to provide training and drills in preventing online information conflicts and defending state sovereignty in cyberspace.

6. Augment investments and specialized equipment for the prevention of online information conflicts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Cooperate internationally in preventing online information conflicts.

Article 21. Ministry of Public security

1. Lead the prevention of online information conflicts with the aim of defending national security, social order and security and fighting crimes.

2. Lead and cooperate with the Ministry of National Defense, Ministry of Information and Communications and relevant entities in devising and implementing measures to detect, prevent, combat and eradicate activities in cyberspace which menace national security, social order and safety and crime fighting; handle violations of state sovereignty in cyberspace intra vires.

3. Direct inferior forces to cooperate with specialized agencies of the Ministry of National defense and Ministry of Information and Communications in providing training and drills in preventing online information conflicts, defending national security, social order and safety and fighting crimes; cooperate internationally in preventing online information conflicts.

4. Exchange and furnish information regularly to the Ministry of National defense and Ministry of Information and Communications on circumstances and risks of information security breach and on the prevention of online information conflicts and protection of state sovereignty in cyberspace.

Article 22. Ministry of Information and Communications

1. Lead and cooperate with ministries, bodies, local authorities, enterprises and organizations in adopting information security measures; inspect and evaluate information safety breach; give warning, respond to and rectify network problems.

2. Provide guidelines to ministries, bodies and local authorities and counsels to the government on the list of national vital information systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Instruct agencies and enterprises in information technology, telecommunications and information security to cooperate closely with specialized agencies of the Ministry of National defense and Ministry of Public security in protecting national vital information systems, investigating cybercriminals and defending state sovereignty in cyberspace.

Article 23. Ministry of Foreign affairs

Lead and cooperate with the Ministry of National defense, Ministry of Public security and Ministry of Information and Communications in deploying solutions to secure information systems of overseas representative offices of the Socialist Republic of Vietnam; cooperate in conducting diplomatic activities of preventing online information conflicts and defending state sovereignty in cyberspace.

Article 24. Ministry of Science and Technology

1. Advise the government on science and technology missions regarding the prevention of online information conflicts and protection of state sovereignty in cyberspace.

2. Direct inferior agencies and units to cooperate with specialized agencies of the Ministry of National defense, Ministry of Public security and Ministry of Information and Technology in carrying out science and technology missions and constructing scientific and technological capacities in protecting national vital information systems and defending state sovereignty in cyberspace.

Article 25. Ministry of Finance

Maintain finances for the prevention of online information conflicts as per the legislation on state budget.

Article 26. Other ministries, agencies and provincial People’s Committees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Lead and cooperate with specialized agencies in implementing solutions to protect information systems under their management; mobilize forces and resources readily for the prevention of online information conflicts and protection of state sovereignty in cyberspace as per the laws.

3. Cooperate with specialized agencies in implementing and expediting policies, strategies and plans for preventing online information conflicts; settle incidents regarding online information conflicts.

Article 27. Organizations and individuals

1. Administrators of information systems shall carry out measures to protect the systems and prevent online information conflicts intra vires; cooperate closely with specialized agencies in deploying solutions that prevent online information conflicts.

2. Organizations and individuals shall be responsible for precluding online information conflict provoking activities that derive from their information systems, cooperate in tracing online information conflicts and rectify consequences thereof.

Article 28. Providers of telecommunications and Internet services

1. Provide adequate information and cooperate in verifying and blocking information sources that cause online turbulence upon request of specialized agencies.

2. Implement online information security solutions; monitor and expose sources of contradictory online information and inform specialized agencies thereof in timely manner.

3. Cooperate with the Ministry of National defense, Ministry of Public security, Ministry of Information and Communications in implementing technological and informational solutions and measures to prevent online information conflicts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 29. Effect

This Decree comes into force as of December 01, 2016.

Article 30. Implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, chairpersons of provincial People’s Committees, Vietnamese organizations and individuals; foreign entities, foreigners and international organizations in Vietnam; providers of telecommunications and Internet services are responsible for implementing this Decree.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 142/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.102

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.79.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!