Loài thủy sản bản địa là gì? Thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa là trách nhiệm của cơ quan nào?

Thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa là trách nhiệm của một cơ quan có thẩm quyền. Vậy, cụ thể là cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa? Đây là câu hỏi của anh M.T đến từ Bến Tre.

Loài thủy sản bản địa là gì?

Loài thủy sản bản địa được giải thích theo khoản 8 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Loài thủy sản bản địa là loài thủy sản có nguồn gốc và phân bố trong môi trường tự nhiên ở khu vực địa lý xác định.

Theo đó, loài thủy sản bản địa là loài thủy sản có nguồn gốc và phân bố trong môi trường tự nhiên ở khu vực địa lý xác định.

thủy sản bản địa

Loài thủy sản bản địa là gì? (Hình từ Internet)

Thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa là trách nhiệm của cơ quan nào?

Thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa là trách nhiệm của cơ quan được quy định tại điểm d khoản 3 Điều 13 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Đối tượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bao gồm các loài thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện bảo vệ và khai thác thủy sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản;
c) Dành hành lang cho loài thủy sản di chuyển khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá;
d) Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò, khai thác tài nguyên, xây dựng, phá bỏ công trình dưới mặt nước, lòng đất dưới nước làm suy giảm hoặc mất đi nguồn lợi thủy sản hoặc gây tổn hại đến môi trường sống, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thủy sản;
đ) Tuân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, đường di cư, sinh sản của loài thủy sản.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổ chức thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; tiêu chí xác định loài, chế độ quản lý, bảo vệ và trình tự, thủ tục khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
c) Xây dựng, ban hành kế hoạch và biện pháp quản lý nguồn lợi thủy sản;
d) Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
đ) Công bố đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí và ban hành Danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản; Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Quy định bổ sung nghề, ngư cụ, khu vực cấm khai thác chưa có tên trong danh mục quy định tại khoản 4 Điều này phù hợp với thực tế hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, sau khi được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn phù hợp với chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Như vậy, thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản có bao gồm thả bổ sung loài thủy sản bản địa không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản
1. Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản;
b) Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên;
c) Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu;
d) Quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản trên địa bàn.
4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản.

Như vậy, hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản có bao gồm thả bổ sung loài thủy sản bản địa.

Loài thủy sản
Thủy sản Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định khai thác thủy sản ven bờ
Pháp luật
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có bao gồm hoạt động thả bổ sung loài thủy sản có giá trị kinh tế vào vùng nước tự nhiên hay không?
Pháp luật
Không tạo đường di cư cho loài thủy sản khi xây dựng mới công trình bị phạt bao nhiêu tiền từ 20/5/2024?
Pháp luật
Bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản nhưng cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động có được không?
Pháp luật
Hành vi sử dụng điện để đánh cá có bị pháp luật nghiêm cấm không? Nếu có, mức xử phạt hành vi sử dụng điện để đánh cá được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có thể nhập khẩu thức ăn thủy sản mà không cần giấy phép đăng ký lưu hành hay không? Thủ tục nhập khẩu cần những gì?
Pháp luật
Sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản có bị coi là bất hợp pháp không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Loài thủy sản bản địa là gì? Thực hiện bảo tồn, lưu giữ giống gốc của loài thủy sản bản địa là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Bị xử phạt và thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản do không có thiết bị giám sát hành trình thì có đúng quy định pháp luật không?
Pháp luật
Chuyển nuôi cá Koi bằng ao đầm sang lồng bè thì phải xây dựng lồng bè như thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật? Có cần phải làm thủ tục chuyển đổi không?
Pháp luật
Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn phải làm sao? Tàu cá 20 mét hoạt động khai thác thủy sản khi giấy phép hết hạn bị xử phạt ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Loài thủy sản
2,438 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Loài thủy sản Thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Loài thủy sản Xem toàn bộ văn bản về Thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào