Loại hình doanh nghiệp nào được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm? Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Loại hình doanh nghiệp nào được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm?
Loại hình doanh nghiệp nào được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm? (Hình từ internet)
Theo Điều 9 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Loại hình doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
1. Các loại hình doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị định này:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Công ty cổ phần;
c) Công ty hợp danh.
2. Việc đặt tên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì không được phép sử dụng cụm từ “xếp hạng tín nhiệm” hoặc các cụm từ khác có nội hàm như “xếp hạng tín nhiệm” trong tên gọi.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì có 03 loại hình doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn;
+ Công ty cổ phần;
+ Công ty hợp danh.
– Việc đặt tên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì không được phép sử dụng cụm từ “xếp hạng tín nhiệm” hoặc các cụm từ khác có nội hàm như “xếp hạng tín nhiệm” trong tên gọi.
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Theo Điều 12 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
1. Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Nghị định này.
2. Dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm, bao gồm:
a) Dịch vụ thông tin về xếp hạng tín nhiệm;
b) Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
3. Khi cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều này doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo không xảy ra các trường hợp xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định này.
4. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không được hoạt động trong các lĩnh vực sau:
a) Kế toán, kiểm toán;
b) Chứng khoán bao gồm: Môi giới; tư vấn; bảo lãnh phát hành; đại lý phân phối chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư; quản lý danh mục đầu tư; đầu tư chứng khoán;
c) Ngân hàng.
Theo đó, căn cứ trên quy định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm như sau:
– Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo quy định.
– Dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm, bao gồm:
+ Dịch vụ thông tin về xếp hạng tín nhiệm;
+ Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm.
Lưu ý: Khi cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo không xảy ra các trường hợp xung đột lợi ích quy định tại Điều 38 Nghị định 88/2014/NĐ-CP.
– Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm không được hoạt động trong các lĩnh vực sau:
+ Kế toán, kiểm toán;
+ Chứng khoán bao gồm: Môi giới; tư vấn; bảo lãnh phát hành; đại lý phân phối chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư; quản lý danh mục đầu tư; đầu tư chứng khoán;
+ Ngân hàng.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được quy định ra sao?
Theo Điều 13 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm như sau:
(1) Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có các quyền sau:
– Cung cấp dịch vụ quy định tại Điều 12 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;
– Được nhận chi phí dịch vụ từ việc cung cấp dịch vụ quy định tại Điều 12 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;
– Yêu cầu tổ chức được xếp hạng tín nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
(2) Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có các nghĩa vụ sau:
– Chỉ được cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 18 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;
– Việc tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2014/NĐ-CP;
– Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan khi cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
– Đảm bảo việc trả lương, các khoản thù lao và tiền thưởng cho chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm không phụ thuộc vào chi phí dịch vụ và kết quả xếp hạng tín nhiệm của hợp đồng xếp hạng tín nhiệm mà người đó tham gia vào;
– Chịu trách nhiệm duy trì đầy đủ các điều kiện cần thiết về vốn, nhân sự và hoạt động theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức được xếp hạng tín nhiệm về kết quả xếp hạng tín nhiệm theo hợp đồng xếp hạng tín nhiệm đã ký kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?