Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được viết tắt là gì? Vùng trời có liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu là như thế nào?
- Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được viết tắt là gì?
- Vùng trời có liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được pháp luật quy định như thế nào?
- Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác bằng các nội dung nào?
Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được viết tắt là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
CPDLC (Controller-pilot data link communications): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu.
Theo đó, CPDLC (Controller-pilot data link communications): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu.
Vùng trời có liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 247 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Vùng trời có CPDLC
1. Đối với tàu bay có kết nối đường truyền liên lạc dữ liệu, CPDLC được sử dụng là phương thức liên lạc cùng với liên lạc thoại VHF/HF. Căn cứ vào lưu lượng bay và khả năng đảm bảo liên lạc, cơ sở ATS có thể sử dụng CPDLC trong tầm phủ của liên lạc thoại VHF phù hợp với phương thức được Cục Hàng không Việt Nam ấn định và công bố trong AIP Việt Nam.
2. Thông thường kết nối CPDLC được sử dụng đồng thời với kết nối ADS thuộc dạng hợp đồng (ADS-C) trong cùng một vùng trời.
3. Tàu bay có kết nối ADS-C/CPDLC, sẽ được thông báo tần số để thực hiện việc giám sát trong quá trình cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu. Kết nối ADS-C/CPDLC sẽ được thiết lập tự động hoặc bằng thủ công ở hệ thống mặt đất sau khi phương thức đăng nhập được hoàn tất.
4. ADS-C/CPDLC sẽ được sử dụng làm phương tiện giám sát ngoài tầm phủ ra đa và việc áp dụng ADS-C sẽ không làm thay đổi các phương thức báo cáo vị trí hiện tại (không sử dụng ADS-C để phân cách giữa các tàu bay).
Theo đó,
- Đối với tàu bay có kết nối đường truyền liên lạc dữ liệu, CPDLC được sử dụng là phương thức liên lạc cùng với liên lạc thoại VHF/HF. Căn cứ vào lưu lượng bay và khả năng đảm bảo liên lạc, cơ sở ATS có thể sử dụng CPDLC trong tầm phủ của liên lạc thoại VHF phù hợp với phương thức được Cục Hàng không Việt Nam ấn định và công bố trong AIP Việt Nam.
- Thông thường kết nối CPDLC được sử dụng đồng thời với kết nối ADS thuộc dạng hợp đồng (ADS-C) trong cùng một vùng trời.
- Tàu bay có kết nối ADS-C/CPDLC, sẽ được thông báo tần số để thực hiện việc giám sát trong quá trình cung cấp dịch vụ liên lạc dữ liệu. Kết nối ADS-C/CPDLC sẽ được thiết lập tự động hoặc bằng thủ công ở hệ thống mặt đất sau khi phương thức đăng nhập được hoàn tất.
- ADS-C/CPDLC sẽ được sử dụng làm phương tiện giám sát ngoài tầm phủ ra đa và việc áp dụng ADS-C sẽ không làm thay đổi các phương thức báo cáo vị trí hiện tại (không sử dụng ADS-C để phân cách giữa các tàu bay).
Như vậy, có thể thấy rằng vùng trời có liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu là phương thức liên lạc cùng với liên lạc thoại VHF/HF. Căn cứ vào lưu lượng bay và khả năng đảm bảo liên lạc.
Cơ sở ATS có thể sử dụng CPDLC trong tầm phủ của liên lạc thoại VHF phù hợp với phương thức được Cục Hàng không Việt Nam ấn định và công bố trong AIP Việt Nam.
Liên lạc dữ liệu (Hình từ Internet)
Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác bằng các nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 248 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Hướng dẫn khai thác ADS-C/CPDLC
Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác ADS- C/CPDLC trong AEP Việt Nam bao gồm các nội dung sau:
1. Điền kế hoạch bay không lưu.
2. Quy trình đăng nhập ADS-C/CPDLC.
3. Phương thức khai thác ADS-C/CPDLC.
4. Giới hạn của dịch vụ ADS-C/CPDLC.
5. Kết thúc dịch vụ ADS-C/CPDLC.
6. Mất kết nối liên lạc dữ liệu.
7. Báo cáo sự cố liên quan đến ADS-C/CPDLC.
8. Các vấn đề khác theo quy định của ICAO (nếu có).
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn và công bố chi tiết khai thác ADS- C/CPDLC trong AEP Việt Nam bao gồm các nội dung sau:
- Điền kế hoạch bay không lưu.
- Quy trình đăng nhập ADS-C/CPDLC.
- Phương thức khai thác ADS-C/CPDLC.
- Giới hạn của dịch vụ ADS-C/CPDLC.
- Kết thúc dịch vụ ADS-C/CPDLC.
- Mất kết nối liên lạc dữ liệu.
- Báo cáo sự cố liên quan đến ADS-C/CPDLC.
- Các vấn đề khác theo quy định của ICAO (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?