Liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức kiểm kê số lượng tài sản trong những trường hợp nào theo quy định?

Cho tôi hỏi liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức kiểm kê số lượng tài sản trong những trường hợp nào theo quy định? Việc xử lý tổn thất tài sản của liên hiệp hợp tác xã sau kiểm kê được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh NLV từ Bình Định.

Liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức kiểm kê số lượng tài sản trong những trường hợp nào theo quy định?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về kiểm kê tài sản như sau:

Kiểm kê tài sản
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản không chia) trong các trường hợp: Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản; sau khi xảy ra thiên tai, dịch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản; hoặc theo quy định của pháp luật. Thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
2. Xử lý kiểm kê
a) Xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê
...

Như vậy, theo quy định, liên hiệp hợp tác xã phải phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản trong các trường hợp sau đây:

(1) Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;

(2) Khi thực hiện quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;

(3) Sau khi xảy ra thiên tai, dịch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản;

(4) Theo quy định của pháp luật phải tổ chức kiểm kê.

Liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức kiểm kê số lượng tài sản trong những trường hợp nào theo quy định?

Liên hiệp hợp tác xã phải tổ chức kiểm kê số lượng tài sản trong những trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Việc xử lý tổn thất tài sản của liên hiệp hợp tác xã sau kiểm kê được thực hiện thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về kiểm kê tài sản như sau:

Kiểm kê tài sản
...
2. Xử lý kiểm kê
a) Xử lý tổn thất tài sản sau kiểm kê
Tổn thất về tài sản là tài sản bị mất, thiếu hụt, hư hỏng, kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng được xác định trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Đại hội thành viên hoặc cơ quan theo phân cấp tại điều lệ, quy chế quản lý tài chính quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
- Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;
- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của công ty. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ;
- Những trường hợp đặc biệt do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác gây thiệt hại nghiêm trọng, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không thể tự khắc phục được thì lập phương án xử lý tổn thất trình đại hội thành viên. Đại hội thành viên quyết định việc xử lý tổn thất theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
...

Như vậy, theo quy định, việc xử lý tổn thất tài sản của liên hiệp hợp tác xã sau kiểm kê được thực hiện như sau:

(1) Trường hợp tổn thất do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đại hội thành viên hoặc cơ quan theo phân cấp tại điều lệ, quy chế quản lý tài chính quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

(2) Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm;

(3) Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của công ty.

Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ;

(4) Những trường hợp đặc biệt do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác gây thiệt hại nghiêm trọng, liên hiệp hợp tác xã không thể tự khắc phục được thì lập phương án xử lý tổn thất trình đại hội thành viên.

Đại hội thành viên quyết định việc xử lý tổn thất theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trường hợp tải sản thừa sau kiểm kê mà không tìm được chủ sở hữu thì được ghi nhận vào đâu?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về kiểm kê tài sản như sau:

Kiểm kê tài sản
...
2. Xử lý kiểm kê
...
b) Tải sản thừa sau kiểm kê
Tài sản thừa sau kiểm kê là chênh lệch giữa số tài sản thực tế kiểm kê với số tài sản ghi trên sổ sách kế toán. Tài sản thừa sau khi kiểm kê phải xác định rõ nguyên nhân và căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý. Trường hợp giá trị tài sản thừa nếu không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu được ghi nhận vào thu nhập khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Như vậy, theo quy định, trường hợp tải sản thừa sau kiểm kê mà không xác định được nguyên nhân và không tìm được chủ sở hữu được ghi nhận vào thu nhập khác của liên hiệp hợp tác xã.

Liên hiệp hợp tác xã Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Liên hiệp hợp tác xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc do liên hiệp hợp tác xã thuê được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục hiệu đính, cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp HTX thế nào?
Pháp luật
Liên hiệp hợp tác xã thành lập nhằm mục đích gì? Liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nào thì được hỗ trợ tăng cường năng lực tài chính?
Pháp luật
Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã có được là cá nhân không? Nếu có thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Nội dung nghị quyết của hội nghị thành lập liên hiệp hợp tác xã theo tổ chức quản trị đầy đủ phải được biểu quyết theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Thành viên liên kết góp vốn của liên hiệp hợp tác xã có thể là tổ chức kinh tế nước ngoài không?
Pháp luật
Xử lý như thế nào khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tên trùng và tên gây nhầm lẫn theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Giải thể bắt buộc liên hiệp hợp tác xã được thực hiện trong những trường hợp nào? Thủ tục này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tài sản không chia được của liên hiệp hợp tác xã sẽ gồm những gì? Tài sản này khi tách liên hiệp hợp tác xã được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Liên hiệp hợp tác xã có tư cách pháp nhân không? Liên hiệp hợp tác xã có được sử dụng đồng thời nhiều con dấu không?
Pháp luật
Liên hiệp hợp tác xã phải có báo cáo tài chính năm được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên hiệp hợp tác xã
890 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên hiệp hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên hiệp hợp tác xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào