Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được tổ chức như thế nào? Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ gì?
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Theo Điều 6 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Hệ thống tổ chức
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam gồm Cơ quan Thường trực, các tổ chức thành viên ở trung ương và các tổ chức thành viên ở địa phương.
Theo đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam gồm:
- Cơ quan Thường trực;
- Các tổ chức thành viên ở trung ương;
- Các tổ chức thành viên ở địa phương.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được tổ chức như thế nào? Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ gì? (Hình từ internet)
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thực hiện các chức năng và nhiệm vụ gì?
Theo Điều 4 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau đây:
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
- Thiết lập các mối quan hệ hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với các tổ chức tương ứng, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân nước ngoài.
- Mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối tác nhằm góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết và hợp tác của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
- Tham gia vận động, đấu tranh dư luận bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, đặc biệt là trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, chủ quyền quốc gia; quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tham gia công tác vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc và các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật....
- Tham gia các diễn đàn, cơ chế khu vực và quốc tế và hoạt động của nhân dân thế giới vì lợi ích quốc gia - dân tộc và vì hòa bình, phát triển bền vững, công lý, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, có vai trò nòng cốt trong công tác vận động phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển và lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị về các vấn đề khu vực, quốc tế liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và công tác đối ngoại nhân dân.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thành viên trong hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác nhân dân và vận động, điều phối viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Nguồn tài chính và tài sản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 27 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Nguồn tài chính và tài sản
Nguồn tài chính và tài sản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên gồm:
a) Do ngân sách Nhà nước cấp;
b) Tài trợ của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản thu hợp pháp khác.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương được hỗ trợ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao; các tổ chức thành viên ở Trung ương được hỗ trợ kinh phí gắn với nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguồn tài chính và tài sản của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên gồm:
- Do ngân sách Nhà nước cấp;
- Tài trợ của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu hợp pháp khác.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương được hỗ trợ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao; các tổ chức thành viên ở Trung ương được hỗ trợ kinh phí gắn với nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?