Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là các tổ chức như thế nào?
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là các tổ chức như thế nào?
- Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương được quy định như thế nào?
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là các tổ chức như thế nào?
Theo Điều 9 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là các tổ chức chuyên trách về đối ngoại nhân dân ở địa phương, được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hoạt động theo Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; có quy chế tổ chức và hoạt động phù hợp với đặc điểm của địa phương, có các tổ chức thành viên là các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân ở địa phương.
Theo đó, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương (hay còn gọi là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) là các tổ chức chuyên trách về đối ngoại nhân dân ở địa phương, được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương hoạt động theo Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương có quy chế tổ chức và hoạt động phù hợp với đặc điểm của địa phương, có các tổ chức thành viên là các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân ở địa phương.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là các tổ chức như thế nào? (Hình từ internet)
Cơ quan nào là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương?
Theo khoản 1 Điều 23 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Đại hội đại biểu
1. Đại hội đại biểu là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương.
2. Đại hội đại biểu do Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm; Đại hội bất thường được triệu tập khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số tổ chức thành viên. Đại hội chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt.
3. Trước khi tổ chức Đại hội đại biểu, Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương báo cáo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về nội dung, nhân sự, quy trình và thủ tục tổ chức Đại hội.
...
Theo quy định nêu trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương là Đại hội đại biểu.
Đại hội đại biểu do Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm; Đại hội bất thường được triệu tập khi có yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số tổ chức thành viên.
Đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu chính thức có mặt.
Trước khi tổ chức Đại hội đại biểu, Ban Chấp hành Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương báo cáo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam về nội dung, nhân sự, quy trình và thủ tục tổ chức Đại hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 23 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Đại hội đại biểu
...
4. Đại hội đại biểu có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
b) Thảo luận và thông qua quy chế tổ chức và hoạt động sửa đổi, bổ sung (nếu có);
c) Hiệp thương bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
d) Thông qua nghị quyết Đại hội đại biểu;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
Theo quy định nêu trên thì cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương (Đại hội đại biểu) có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, thảo luận và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
- Thảo luận và thông qua quy chế tổ chức và hoạt động sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Hiệp thương bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương;
- Thông qua nghị quyết Đại hội đại biểu;
- Các nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?