Liên đoàn luật sư Việt Nam phải gửi cơ quan có thẩm quyền các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn khi nào?
Liên đoàn luật sư Việt Nam phải gửi cơ quan có thẩm quyền các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn khi nào?
Liên đoàn luật sư Việt Nam phải gửi cơ quan có thẩm quyền các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn khi nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam như sau:
Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của luật sư, Đoàn luật sư trong phạm vi toàn quốc và Liên đoàn luật sư Việt Nam. Thời hạn, kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp.
Ngoài việc báo cáo theo định kỳ hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ; báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
2. Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành.
Như vậy, Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp các quy định, quyết định, nghị quyết của Liên đoàn luật sư Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành.
Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam bị bãi nhiệm khi nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25a Nghị định 123/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP thì Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25a Nghị định 123/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP; cụ thể như sau:
+ Vi phạm các quy định của Hiến pháp, pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình; xâm hại lợi ích của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;
+ Không chấp hành yêu cầu, quy định, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc sau khi đã nhắc nhở bằng văn bản;
+ Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết nhiệm kỳ mà không điều hành Hội đồng luật sư toàn quốc tổ chức Đại hội, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
- Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm, báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ của Liên đoàn luật sư Việt Nam theo quy định của Luật luật sư trong 02 năm liên tục; không gửi các quy định, quyết định, nghị quyết liên quan đến việc tổ chức Đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc Đại hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam được quy định tại Điều 65 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012; cụ thể như sau:
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Đoàn luật sư, các luật sư trong phạm vi cả nước.
- Giám sát luật sư, Đoàn luật sư trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam; đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
- Ban hành và giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam không được trái với Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
- Tổ chức đào tạo nghề luật sư; xây dựng chương trình và hướng dẫn các Đoàn luật sư thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư.
- Tổ chức kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm hành nghề luật sư trong cả nước; tổ chức bình chọn, vinh danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có uy tín, có nhiều cống hiến trong hoạt động nghề nghiệp.
- Quy định mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa, mẫu giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư; mẫu Thẻ luật sư, việc cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư; hướng dẫn việc thực hiện rà soát, đánh giá hàng năm chất lượng đội ngũ luật sư.
- Quy định việc miễn, giảm thù lao, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thù lao, chi phí của luật sư.
- Quy định khung phí tập sự hành nghề luật sư, khung phí gia nhập Đoàn luật sư, phí thành viên.
- Hướng dẫn và giám sát thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư.
- Cho ý kiến về đề án tổ chức đại hội, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư; chỉ đạo đại hội của Đoàn luật sư.
- Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư trái với Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư trái với quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
- Tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư.
- Tham gia xây dựng pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp chuẩn bị và báo cáo cơ quan có thẩm quyền về đề án tổ chức đại hội, phương án nhân sự bầu các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
- Báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động của luật sư trong phạm vi toàn quốc và tổ chức, hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam, kết quả đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu; gửi Bộ Tư pháp nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?