Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là tổ chức thế nào? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là gì?
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là tổ chức thế nào?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (sau đây gọi tắt là Liên đoàn) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động, đóng góp, cổ vũ và giúp đỡ tích cực cho sự phát triển môn điền kinh. Liên đoàn hoạt động tuân thủ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mục đích của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là đoàn kết, tập hợp mọi nỗ lực hoạt động của các tổ chức và cá nhân nhằm phát triển phong trào tập luyện, thi đấu môn điền kinh góp phần nâng cao sức khoẻ, rèn luyện ý chí, phẩm chất đạo đức, phù hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam cho nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên nhằm nâng cao thành tích môn điền kinh, góp phần nâng cao vị thế của điền kinh Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Theo quy định trên, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động, đóng góp, cổ vũ và giúp đỡ tích cực cho sự phát triển môn điền kinh. Liên đoàn hoạt động tuân thủ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, thống nhất trong hành động, quyết định theo đa số, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Liên đoàn được Bộ Nội vụ phê duyệt và phù hợp với Điều lệ của Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn Điền Kinh (IAAP)
2. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn Điền kinh (IAAF), Liên đoàn Điền kinh Châu Á (AAA), Liên đoàn Điền kinh Đông Nam Á (AAF) và là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam. Liên đoàn chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ ngành khác về lĩnh vực Liên đoàn hoạt động.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là tự nguyện, tự quản, dân chủ, thống nhất trong hành động, quyết định theo đa số.
Đồng thời Liên đoàn hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Liên đoàn được Bộ Nội vụ phê duyệt và phù hợp với Điều lệ của Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn Điền Kinh (IAAP).
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Điền kinh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 458/QĐ-BNV năm 2010 về nhiệm vụ của Liên đoàn như sau:
Nhiệm vụ của Liên đoàn
1. Tập hợp các tổ chức thành viên tham gia phát triển phong trào điền kinh Việt Nam, đặc biệt chú ý đến đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Phổ biến các phương pháp tập luyện, các tiêu chuẩn rèn luyện thể lực, các hình thức thi đấu điền kinh nhằm góp phần nâng cao thể chất cho nhân dân, tạo môi trường phát hiện và bồi dưỡng tài năng điền kinh.
2. Tuyên truyền lợi ích và tác dụng tập luyện của môn điền kinh.
3. Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cơ chế, chính sách nhằm phát triển môn điền kinh, tăng cường các điều kiện vật chất, kỹ thuật; sử dụng và đãi ngộ hợp lý cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài môn điền kinh.
4. Huy động các nguồn lực của xã hội, thu hút các nguồn tài trợ, tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Liên đoàn.
5. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động, cấp kinh phí cho các nhiệm vụ do Nhà nước ủy quyền theo quy định của pháp luật.
6. Được nhận các nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
...
10. Đại diện chính thức cho các tổ chức về môn điền kinh của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các tổ chức thể thao các nước và quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức thể thao quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm và những thành tựu khoa học kỹ thuật về môn điền kinh.
11. Công nhận các thành tích, kỷ lục về môn điền kinh, đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài và các danh hiệu chuyên môn của Liên đoàn cho các cá nhân và tập thể phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?