Lịch nghỉ tết Dương lịch 2023: 05 thông tin công chức, viên chức và người động cần phải biết?
- Chi tiết lịch nghỉ tết Dương lịch 2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
- Có thưởng nhân dip Tết Dương lịch 2023 không?
- Tiền lương đi làm dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 như thế nào?
- Lao động thử việc có được hưởng lương khi nghỉ tết Dương lịch 2023 không?
- Doanh nghiệp có được bắt người lao động đi làm vào ngày tết Dương lịch 2023?
Chi tiết lịch nghỉ tết Dương lịch 2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điêu 112 Bộ luật Lao động 2019, dịp Tết Dương lịch, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày (ngày 1/1 Dương lịch). Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Do ngày 1/1/2023 rơi vào Chủ Nhật là ngày nghỉ hằng tuần, người lao động sẽ được nghỉ bù vào thứ Hai ngày 2/1/2023. Như vậy, dịp này người lao động sẽ được nghỉ tối đa 3 ngày, từ thứ Bảy ngày 31/12/2022 đến hết thứ Hai ngày 2/1/2023. Cụ thể:
- Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật, dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 03 ngày liên tục (từ thứ bảy ngày 31/12/2022 đến hết thứ hai ngày 02/01/2023).
- Người lao động đươc nghỉ 02 ngày liên tục từ Chủ nhật ngày 01/01/2023 đến hết Thứ hai ngày 02/01/2023. (Trường hợp người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có chế độ 01 ngày nghỉ hằng tuần (Chủ nhật))
- Người lao động được nghỉ 03 ngày liên tục từ thứ bảy ngày 31/12/2022 đến hết thứ hai ngày 02/01/2023. (Trường hợp người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có chế độ 02 ngày nghỉ hằng tuần (Thứ bảy, Chủ nhật))
Có thưởng nhân dip Tết Dương lịch 2023 không?
Theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, việc thưởng cho người lao động không phải là yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng lao động. Nên, tùy thuộc vào tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể thưởng hoặc không thưởng dịp Tết Dương lịch 2023.
Lịch nghỉ tết Dương lịch 2023: 04 thông tin công chức, viên chức và người động cần phải biết
Tiền lương đi làm dịp nghỉ Tết Dương lịch 2023 như thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương đối với người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Lao động thử việc có được hưởng lương khi nghỉ tết Dương lịch 2023 không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, vào các dịp lễ, Tết sau đây, người lao động trên cả nước sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương.
Có thể thấy, vào dịp lễ, người lao động thử việc được trả nguyên lương của ngày làm việc bình thường. Nếu không đảm bảo bảo quyền lợi này cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Doanh nghiệp có được bắt người lao động đi làm vào ngày tết Dương lịch 2023?
Theo điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định về điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ như sau:
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
Có thể thấy, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý.
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022 thì:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, nếu doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của họ thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp bắt ép nhân viên đi làm trong dịp lễ được xác định là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Theo Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể tố cáo vi phạm của doanh nghiệp đến Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc tố cáo có thể thực hiện bằng đơn hoặc tố cáo trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?