Lịch Lễ các đẳng linh hồn 2024? Lễ các đẳng linh hồn ngày nào 2024? Lễ các đẳng linh hồn 2024 vào ngày thứ mấy?
Lịch Lễ các đẳng linh hồn 2024? Lễ các đẳng linh hồn ngày nào 2024? Lễ các đẳng linh hồn 2024 vào ngày thứ mấy?
Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2024 là một dịp đặc biệt trong năm của Giáo hội Công giáo, nơi các tín hữu cùng nhau tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất. Vào ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2024, người Công giáo sẽ tham gia các nghi thức thánh lễ và cầu nguyện nhằm cầu xin ơn cứu độ cho các linh hồn.
Theo đó, Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời (Lễ Các Đẳng Linh Hồn) rơi vào thứ Bảy 2 tháng 11 năm 2024.
Năm nay, Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2024 sẽ rơi vào ngày Thứ Bảy, ngày 2 tháng 11. Đây là ngày để các gia đình viếng mộ và dâng lời cầu nguyện cho người thân đã ra đi. Lịch Lễ Các Đẳng Linh Hồn 2024 có thể khác nhau tùy từng nhà thờ, vì vậy bạn nên tham khảo thời gian cụ thể tại giáo xứ gần nhất.
Lịch Lễ các đẳng linh hồn 2024? Lễ các đẳng linh hồn ngày nào 2024? Lễ các đẳng linh hồn 2024 vào ngày thứ mấy? (Hình ảnh Internet)
Hoạt động tôn giáo nào thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ?
Ngày 13 tháng 6 năm 2024, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 03/2024/TT-BNV quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.
Theo đó, việc cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và một số nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động tôn giáo thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận của Bộ Nội vụ được quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2024/TT-BNV gồm:
- Đăng ký cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo cho tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Đăng ký quy chế tổ chức và hoạt động sửa đổi hoặc quy chế tuyển sinh sửa đổi của cơ sở đào tạo tôn giáo.
- Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật.
- Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Đề nghị tổ chức hội nghị liên tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Đề nghị tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc.
Ngoài ra, tại Điều 5 Thông tư 03/2024/TT-BNV còn quy định Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với đề nghị về các nội dung sau đây:
- Cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo tôn giáo ở nước ngoài.
- Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam dự kiến làm chức sắc, chức việc cho tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam.
- Mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo.
- Mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung.
- Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam.
- Phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với đề nghị về các nội dung trên.
Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo?
Theo Điều 61 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này.
Đồng thời tại Điều 60 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cũng quy định về những nội dung mà nhà nước quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo như:
- Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?