Lệnh thanh toán Nợ được hiểu như thế nào? Hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ cần xác nhận nợ không?
Lệnh thanh toán Nợ là gì?
Lệnh thanh toán Nợ được giải thích tại khoản 19 Điều 2 Thông tư 37/2016/TT-NHNN như sau:
Lệnh thanh toán Nợ là Lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị nhận lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị khởi tạo lệnh khoản tiền đó.
Lệnh thanh toán Nợ được hiểu là như thế nào? Hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ cần xác nhận nợ không? (Hình từ Internet)
Hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ cần xác nhận nợ không?
Hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ cần xác nhận nợ không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 37/2016/TT-NHNN về thanh toán nợ trong hệ thống ttlnh như sau:
Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH
1. Thanh toán Nợ giữa các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có hợp đồng ủy quyền trước.
2. Thanh toán Nợ giữa các thành viên là đơn vị Ngân hàng Nhà nước với các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản thỏa thuận trước.
3. Hợp đồng ủy quyền trước hoặc văn bản thỏa thuận về việc thanh toán
Nợ giữa các thành viên phải bao gồm tối thiểu các yếu tố sau:
- Hạn mức tối đa trong ngày được thanh toán Nợ giữa các thành viên;
- Hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ không cần xác nhận nợ;
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận.
Theo quy định trên, thanh toán Nợ giữa các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có hợp đồng ủy quyền trước.
Thanh toán Nợ giữa các thành viên là đơn vị Ngân hàng Nhà nước với các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản thỏa thuận trước.
Hợp đồng ủy quyền trước hoặc văn bản thỏa thuận về việc thanh toán Nợ giữa các thành viên phải bao gồm tối thiểu các yếu tố trên. Trong đó, hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ không cần xác nhận nợ.
Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ có giá trị như thế nào?
Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ có giá trị theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 30 Thông tư 37/2016/TT-NHNN như sau:
Hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán tại các thành viên và đơn vị thành viên
1. Nguyên tắc
a) Lệnh thanh toán chỉ được hủy trong các trường hợp sau:
- Đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh nhưng chưa chuyển đi, thực hiện thao tác thoái Lệnh thanh toán;
- Đã chuyển đến Trung tâm xử lý quốc gia và đang trong hàng đợi quyết toán đối với Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ; đang trong hàng đợi xử lý đối với Lệnh thanh toán giá trị thấp, thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 33 Thông tư này;
b) Lệnh thanh toán chỉ được hoàn trả trong các trường hợp sau:
- Lệnh thanh toán Nợ chỉ được hoàn trả khi đơn vị khởi tạo lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được;
- Lệnh thanh toán Có chỉ được hoàn trả khi đơn vị nhận lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được.
2. Chứng từ hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán:
a) Chứng từ hủy Lệnh thanh toán bao gồm:
- Lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ: có giá trị như một Lệnh thanh toán Có, do đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi đơn vị nhận lệnh để hủy Lệnh thanh toán Nợ bị sai sót (hoàn trả toàn bộ số tiền);
- Lệnh hủy Lệnh thanh toán Có: do đơn vị khởi tạo lệnh lập để hủy Lệnh thanh toán Có đã chuyển đi nhưng còn trong hàng đợi;
b) Chứng từ hoàn trả Lệnh thanh toán bao gồm:
- Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi cho đơn vị nhận lệnh đề nghị hoàn trả Lệnh thanh toán Có bị sai sót và ghi rõ lý do là lỗi của đơn vị khởi tạo lệnh hay do yêu cầu khách hàng; là căn cứ để đơn vị nhận lệnh lập Lệnh thanh toán Có đi trả tiền cho đơn vị khởi tạo lệnh trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền;
- Thông báo chấp nhận yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị nhận lệnh lập để chấp nhận Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền;
- Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán: đơn vị nhận lệnh lập để từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có do không thu hồi được tiền từ khách hàng.
3. Các đơn vị thành viên khi xử lý hủy và hoàn trả Lệnh thanh toán phải thực hiện khẩn trương như đối với việc xử lý các Lệnh thanh toán giá trị cao.
Như vậy, theo quy định trên thì lệnh hủy Lệnh thanh toán Nợ có giá trị như một Lệnh thanh toán Có, do đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi đơn vị nhận lệnh để hủy Lệnh thanh toán Nợ bị sai sót (hoàn trả toàn bộ số tiền).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?