Lệnh giới nghiêm được ban bố khi nào và ai có thẩm quyền ban bố? Các biện pháp đặc biệt áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật gồm những biện pháp nào?
Lệnh giới nghiêm là gì?
Lệnh giới nghiêm là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Quốc phòng 2018 giải thích về lệnh giới nghiêm như sau:
- Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
- Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quy định trên chỉ nêu về định nghĩa của giới nghiêm, và từ quy định này có thể hiểu rằng lệnh giới nghiêm là sự hạn chế hoặc cấm tự do đi lại trong những thời gian, ngày, giờ nhất định nhằm siết chặt sự kiểm soát tình hình với mục đích đề phòng nguy cơ mất an ninh xã hội hoặc lập lại trật tự an ninh khi có sự bất ổn xảy ra trong xã hội.
Lệnh giới nghiêm được ban bố khi nào và ai có thẩm quyền ban bố?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 22 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
- Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;
+ Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.
Bên cạnh đó, một số quy định khác về nội dung, biện pháp áp dụng trong thời gian giới nghiêm như sau:
* Lệnh giới nghiêm phải xác định nội dung sau đây:
- Khu vực giới nghiêm;
- Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;
- Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;
- Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.
* Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:
- Cấm tụ tập đông người;
- Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
- Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
- Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
- Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
* Về giờ giới nghiêm thì hiện nay không có quy định một thời gian cụ thể theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ban bố giờ giới nghiêm sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế.
Trong trường hợp thực hiện lệnh giới nghiêm có được sử dụng lực lượng vũ trang hay không?
Tại khoản 2 Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định về việc sử dụng lực lượng vũ trang như sau:
"Điều 24. Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
...
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định."
Như vây, giới nghiêm là một trong những trường hợp được sử dụng lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?
- Bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025 ở đâu?
- Mừng thọ 80 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 80 tuổi? 03 Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ theo Thông tư 06?