Lễ tang Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức ngày nào? Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ trần được tổ chức lễ tang theo cấp nào?
Lễ tang Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức ngày nào?
Chiều 15/9/2023, thông tin từ Bộ Quốc phòng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, sinh ngày 15/5/1957, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Từ trần hồi 01 giờ 17 phút ngày 14 tháng 9 năm 2023 tại nhà riêng.
Lễ tang Thượng tướng Quân đội Nguyễn Chí Vịnh được tổ chức theo nghi thức Lễ tang Cấp cao.
Lễ viếng được tổ chức từ 07 giờ 00 phút đến 12 giờ 30 phút ngày 18/9/2023; Lễ truy điệu hồi 12 giờ 30 phút, Lễ đưa tang hồi 13 giờ 05 phút, Lễ an táng hồi 17 giờ 15 phút cùng ngày tại Công viên Thiên Đức (Xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).
Lễ tang Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức ngày nào? Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ trần được tổ chức lễ tang theo cấp nào? (Hình từ internet)
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là ai?
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 86/2016/TT-BQP cụ thể:
Ban Tổ chức Lễ tang
1. Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, gồm: Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và đại diện gia đình người hy sinh, từ trần.
Tùy theo chức danh của người hy sinh, từ trần, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
b) Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ chỉ đạo, Điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
c) Ban Tổ chức Lễ tang quyết định thành lập bộ phận giúp việc, gồm đại diện các cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và đại diện gia đình của người hy sinh, từ trần, có nhiệm vụ giúp Ban Tổ chức Lễ tang làm công tác phục vụ Lễ tang.
2. Lễ tang do đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương chủ trì
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 10 (mười) đến 15 (mười lăm) thành viên, do Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang quyết định, gồm các cơ quan chức năng, đơn vị, quê hương hoặc nơi cư trú và gia đình người hy sinh, từ trần; Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một đồng chí Thủ trưởng đơn vị;
b) Người hy sinh, từ trần là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Theo quy định pháp luật thì Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang của Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng hoặc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Về Lễ tang Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh thì theo thông tin từ Bộ Quốc Phòng sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng ban Tổ chức.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ trần được tổ chức lễ tang theo nghi thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 86/2016/TT-BQP như sau:
Chức danh, cấp bậc quân hàm được tổ chức Lễ tang Cấp cao
Cán bộ Quân đội đương chức, thôi giữ chức hoặc nghỉ hưu thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao (nếu không thuộc diện Lễ tang cấp Nhà nước), gồm:
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Tổng Tham mưu trưởng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
2. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (kể cả Ủy viên dự khuyết), Ủy viên Quân ủy Trung ương;
3. Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
4. Chủ nhiệm, Chính ủy, Phó Chủ nhiệm, Phó Chính ủy các Tổng cục; Tổng cục trưởng, Chính ủy, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục II;
5. Tư lệnh, Chính ủy, Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;
6. Giám đốc, Chính ủy, Phó Giám đốc, Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng;
7. Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
8. Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (cán bộ Lão thành cách mạng), cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì đối với Cán bộ Quân đội giữ chức danh Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ trần thì được tổ chức theo nghi thức Lễ tang Cấp cao (nếu không thuộc diện Lễ tang cấp Nhà nước).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ tiền thưởng năm 2024 theo Nghị định 73 được tính 06 tháng để chi trả cho công chức, viên chức?
- Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
- Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần? Giám đốc công ty cổ phần có quyền quyết định vấn đề nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?